Mình không có khiếu về làm thơ hay viết văn như PMH, TDV, VQB, TTT... Trong
mình chỉ có nhạc và nhạc, nên chi mình sưu tầm bài viết này để gởi đến các bạn
về nhạc sĩ tài hoa Lê trọng Nguyễn với tác phẩm Nắng chiều mà nhiều người rất
yêu thích trong đó có tôi.
Cao Thanh Hà
NẮNG
CHIỀU
Có người nói rằng, ca khúc “Nắng chiều” được Lê Trọng
Nguyễn sáng tác ở vùng Trung Phước (Quảng Nam), nơi có những hàng tre rủ bóng,
các bến đò toả khói chiều, hư ảo trên sông. Thế nhưng, trong ký ức người nhạc
sĩ tài hoa ấy, có đến hai hình bóng thiếu nữ ở Hội An và Huế, ca khúc bất hủ “
Nắng chiều” mới được khai sinh và để lại cho đời sau những giai điệu da diết,
đầy nhớ thương…
Lê Trọng Nguyễn là một nhạc sĩ nổi tiếng. Ông sinh ngày 1 tháng 5 năm 1926 tại
Điện Bàn, Quảng Nam. Cha mất sớm, mẹ ông nuôi hai con đến tuổi trưởng thành.
Người em gái lập gia đình, không may qua đời, để lại ba cháu nhỏ cho mẹ già và
Lê Trọng Nguyễn nuôi nấng.
Ông từng học ở Hà Nội trong khoảng 1942 đến 1945, thời gian đó ông là người bạn
thân của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Trước 1954, Lê Trọng Nguyễn phụ trách các
chương trình âm nhạc của Liên khu Năm nhưng sau đó ông rời bỏ, về sống tại Hội
An.
Thời gian trở lại cố hương, Lê Trọng Nguyễn dạy bộ môn âm nhạc tại trường trung
học Nguyễn Duy Hiệu. Sau khi tốt nghiệp hàm thụ trường École Universelle của
Pháp, ông trở thành hội viên của Hội nhạc sĩ Pháp SACEM (La Société des
auteurs, compositeurs et éditeurs de musique). Một tác phẩm được mọi người biết
đến nhiều trong giai đoạn này là ca khúc “Sóng Đà giang”. Đà giang trong bài
hát là dòng sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam.
Năm 1965, Lê Trọng Nguyên làm Giám đốc Công ty Centra Co., một công ty thương
mại của Pháp. Năm 1968, ông chuyển sang vị trí Giám đốc điều hành của Công ty
Sealand tại Đà Nẵng. Sau khi lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nga vào năm 1970,
ông rời Đà Nẵng về sinh sống tại Sài Gòn. Năm 1973, ông làm Giám đốc nhà máy
Dầu hỏa Cửu Long. Sau biến cố 1975, ông mở lớp dạy nhạc tại nhà, tự chế tạo các
loại đàn do chính tay ông làm để sinh sống. Lê Trọng Nguyễn đến Hoa Kỳ vào
tháng 3 năm 1983, định cư tại Rosemead cùng vợ và bốn người con. Ông mất ngày 9
tháng 1 năm 2004 tại bệnh viện City of Hope, Rosemead vì bệnh ung thư phổi,
hưởng thọ 78 tuổi.
Sự nghiệp âm nhạc của Lê Trọng Nguyễn bắt đầu vơi ca khúc đầu tay “Ngày mai
trời lại sáng” được viết vào năm 1946. Ông sáng tác không nhiều, nhưng các nhạc
phẩm của ông đều có giá trị nghệ thuật cao, giai điệu và ca từ trau truốt, hình
ảnh đẹp như những bức tranh.
Trong những tác phẩm của Lê Trọng Nguyễn, nổi tiếng hơn cả là bản Nắng chiều,
được ông sáng tác vào năm 1952. Nhạc phẩm này không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà
nó còn được biết tới nhiều ở Nhật Bản, Đài Loan và ở Hồng Kông với tên gọi “Bản
tình ca Việt Nam”. “Nắng chiều” cũng là ca khúc trong bộ phim cùng tên được sản
xuất vào năm 1971 của đạo diễn Lê Mộng Hoàng với sự tham gia diễn xuất của diễn
viên nổi tiếng, nữ nghệ sĩ Thanh Nga.
“Nắng chiều” là mối tình đẹp và lãng mạn giữa Lê Trọng Nguyễn và một cô gái ở
Hội An. Đêm 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, trên đoạn đường ly hương,
có một đôi vợ chồng công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tá túc và sinh sống
ở Hội An. Họ chỉ có một người con gái tuổi xuân thì và sống gần nhà của Lê
Trọng Nguyễn. Tình yêu giữa nhạc sĩ và người em gái ấy chớm nở, đẹp như những
bông hoa nở sớm trong vườn. Thế rồi, họ xa nhau trong thời loạn lạc ấy…
Rời Hội An, Lê Trọng Nguyễn ra Huế.
Lê
Trọng Nguyễn viết ca khúc “Nắng chiều” ở Cung An Định – Huế. Cung này
được cất riêng cho vua Khải Định. Đây chính là nơi bà Từ Cung, thân mẫu của Cựu
Hòang Bảo Đại cư ngụ sau khi bà từ Mỹ trở về. Lê Trọng Nguyễn cùng với người
bạn thân Vũ Đức Duy thường ra vào nơi này vì Duy cùng họ với bà Từ Cung.
Trong thời gian này, Lê Trọng Nguyễn có quen một thiếu nữ họ Hoàng, một thời là
hoa khôi của cố đô Huế. Một chiều, Lê Trọng Nguyễn ngồi cạnh hồ sen trong
cung, bất chợt người thiếu nữ ấy thơ thẩn đi qua. Bóng dáng thướt tha, yêu kiều
của người con gái đã gợi cảm cho ông viết lên những giai điệu đầu tiên của ca
khúc này. Trong ánh tà dương, hình ảnh người yêu thưở xưa lại hiện về trong ký
ức…
“Qua bến nước xưa, lá hoa về chiều
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
Khi đến cuối thôn, chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ, bóng người ngày xưa…
Bến đò, cuộc tình bên dòng sông Hoài ở phố cổ Hội An, giờ đây chỉ là dĩ vãng
chìm trong luyến tiếc và nhớ nhung…Câu thề xưa được nhắc lại trong ca khúc như
một sự hờn trách :
“…Nay anh về qua sân nắng
Chạnh nhớ câu thề tim tái tê
Chẳng biết bây giờ
Người em gái duyên ghé về đâu…”
Lê Trọng Nguyễn viết xong ca khúc này trong vòng nửa tiếng đồng hồ.
Trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc, Lê Trọng Nguyễn có rất nhiều ca khúc hay như:
Ngày mai trời lại sáng, Bến giang đầu (Nắng chiều 2), Chiều bên giáo đường, Sao
đêm, Lá rơi bên thềm,…Thế nhưng, mỗi khi nhắc đến Lê Trọng Nguyễn, người ta chỉ
nhớ mỗi một ca khúc “Nắng chiều”. Trong một lần trả lời phỏng vấn BBC, ông đã
nói:
- Bản “Nắng chiều”, thật ra chỉ là một số bài của tôi được phổ biến nhưng mà
tôi không thích nó lắm dù tình cảm tôi gởi vào bài đó rất mặn nồng.
Phóng viên BBC ngạc nhiên :
- Tại sao?
Lê Trọng Nguyễn cười phá lên rất sảng khoái. Im lặng trầm ngâm một lúc, ông
chậm rãi đáp:
- Mình cũng không biết vì sao mình không thích bài “Nắng chiều” lắm, dù
khi viết xong bản đó, mình rất khoái , dù bài đó rất chững chạc, chững vô cùng,
nó cân phương đủ mặt…Đây cũng là một loại tâm trạng. Người ta hát nhiều quá,
mình đâm ra ghét. Người ta cứ giới thiệu “Nắng chiều”, “Nắng chiều” mà không
biết thằng Nguyễn là ai cả?
Giữa năm 1955, người em gái duy nhất của anh Lê Trọng Nguyễn là Lê Thị Ba qua
đời. Anh quá đau buồn, đem bản Nắng Chiều ra ký giao kèo tái bản để có một món
tiền tác quyền khiêm nhường đem về quê cùng mẹ lo đám tang cho em gái và nuôi
nấng các cháu nhỏ.
Năm 1957, đoàn ca nhạc Nhật Bản sang thăm Việt Nam, ban nhạc Toho Geino có nhờ
người chọn ra 12 bản nhạc Việt Nam đang nổi tiếng thời đó để chuẩn bị tập dượt
để trình diễn tại Sài Gòn và Nhật Bản. Ca khúc “Nắng Chiều” được cô ca sĩ nhật
Midori Satsuki thể hiện rất thành công.
Năm 1960, trong một chuyến lưu diễn vài trao đổi văn hóa Á Châu, đoàn ca nhạc
Trung Hoa Dân Quốc đến Sài gòn. Mặc dù không biết Lê Trọng Nguyễn là ai nhưng
nữ ca sĩ Ki Lo Ha rất thích bản “Nắng chiều”. Được sự cho phép của Lê Trọng
Nguyễn, trên đường trở về, cô đã chuyển ngữ bằng lời Hoa. Ca khúc này
được Ki Lo Ha biểu diễn thành công tại các chương trình âm nhạc ở Đài Loan. Bản
nhạc được mệnh danh là “Bản tình ca đẹp nhất” tại Hồng Kông và Đài Loan vào
những năm của thập niên 70. Nhờ sự may mắn đó, tình khúc “Nắng chiều” được
biết nhiều ở hải ngoại.
Năm 2004, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn lặng lẽ ra đi, để lại cho nền âm nhạc Việt
Nam nhạc phẩm bất hủ “Nắng Chiều” và hơn hai mươi nhạc phẩm nổi tiếng khác.
Bà Nguyễn Thị Nga, hiền thê của nhạc sĩ cùng với một số bạn bè thân hữu
đã thực hiện hai CD “Lá rơi bên thềm” và “Lê Trọng Nguyễn Collection” để lưu
lại dòng nhạc trữ tình một thời của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Buổi ra mắt hai CD
này đã được tổ chức ở Califonia - Mỹ và Paris - Pháp.
NẮNG CHIỀU
(Sáng tác năm 1952)
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
Khi đến cuối thôn chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
Má em mầu ngà tóc thề nhẹ hương
Nay anh về qua sân nắng
Chạnh nhớ câu thề tim tái tê
Chẳng biết bây giờ
Người em gái duyên ghé về đâu
Nay anh về nương dâu úa
Giọng hát câu hò thôi hết đưa
Hình bóng yêu kiều
Kề hoa tím biết đâu mà tìm.
Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn anh em nói mến anh
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi ...
CHIỀU BÊN GIÁO
ĐƯỜNG
Vàng rơi bên gót chân son mềm
Trên lối đi về xứ hoa duyên
Tà áo trinh nguyên tung bay nụ cười thân ái
Hồi chuông thiêng sức loang mây trời
Rung nắng Xuân chiều xuống chơi vơi
Lời hát vang đưa cô liêu bên giáo đường yêu
Nguyện cầu gục đầu bên hoa mắt ướt nhòa
Hồn anh buồn trống duyên anh còn sống đời bềnh bồng
Nguyện cầu gục đầu bên nhau mắt ráo sầu
Xa dần đen tối tìm màu Xuân mới trên làn môi.
Rồi đây mây xám bay qua rồi
Trong gió reo hẹn ước không thôi
Là lúc tin yêu lên ngôi
Ta hát khúc chung đôi
Theo truongvankhoa.vnweblogs.com
Cao Thanh Hà
NẮNG
CHIỀU
Có người nói rằng, ca khúc “Nắng chiều” được Lê Trọng
Nguyễn sáng tác ở vùng Trung Phước (Quảng Nam), nơi có những hàng tre rủ bóng,
các bến đò toả khói chiều, hư ảo trên sông. Thế nhưng, trong ký ức người nhạc
sĩ tài hoa ấy, có đến hai hình bóng thiếu nữ ở Hội An và Huế, ca khúc bất hủ “
Nắng chiều” mới được khai sinh và để lại cho đời sau những giai điệu da diết,
đầy nhớ thương…
Lê Trọng Nguyễn là một nhạc sĩ nổi tiếng. Ông sinh ngày 1 tháng 5 năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Cha mất sớm, mẹ ông nuôi hai con đến tuổi trưởng thành. Người em gái lập gia đình, không may qua đời, để lại ba cháu nhỏ cho mẹ già và Lê Trọng Nguyễn nuôi nấng.
Lê Trọng Nguyễn là một nhạc sĩ nổi tiếng. Ông sinh ngày 1 tháng 5 năm 1926 tại Điện Bàn, Quảng Nam. Cha mất sớm, mẹ ông nuôi hai con đến tuổi trưởng thành. Người em gái lập gia đình, không may qua đời, để lại ba cháu nhỏ cho mẹ già và Lê Trọng Nguyễn nuôi nấng.
Ông từng học ở Hà Nội trong khoảng 1942 đến 1945, thời gian đó ông là người bạn
thân của nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát. Trước 1954, Lê Trọng Nguyễn phụ trách các
chương trình âm nhạc của Liên khu Năm nhưng sau đó ông rời bỏ, về sống tại Hội
An.
Thời gian trở lại cố hương, Lê Trọng Nguyễn dạy bộ môn âm nhạc tại trường trung
học Nguyễn Duy Hiệu. Sau khi tốt nghiệp hàm thụ trường École Universelle của
Pháp, ông trở thành hội viên của Hội nhạc sĩ Pháp SACEM (La Société des
auteurs, compositeurs et éditeurs de musique). Một tác phẩm được mọi người biết
đến nhiều trong giai đoạn này là ca khúc “Sóng Đà giang”. Đà giang trong bài
hát là dòng sông Thu Bồn ở tỉnh Quảng Nam.
Năm 1965, Lê Trọng Nguyên làm Giám đốc Công ty Centra Co., một công ty thương
mại của Pháp. Năm 1968, ông chuyển sang vị trí Giám đốc điều hành của Công ty
Sealand tại Đà Nẵng. Sau khi lập gia đình với bà Nguyễn Thị Nga vào năm 1970,
ông rời Đà Nẵng về sinh sống tại Sài Gòn. Năm 1973, ông làm Giám đốc nhà máy
Dầu hỏa Cửu Long. Sau biến cố 1975, ông mở lớp dạy nhạc tại nhà, tự chế tạo các
loại đàn do chính tay ông làm để sinh sống. Lê Trọng Nguyễn đến Hoa Kỳ vào
tháng 3 năm 1983, định cư tại Rosemead cùng vợ và bốn người con. Ông mất ngày 9
tháng 1 năm 2004 tại bệnh viện City of Hope, Rosemead vì bệnh ung thư phổi,
hưởng thọ 78 tuổi.
Sự nghiệp âm nhạc của Lê Trọng Nguyễn bắt đầu vơi ca khúc đầu tay “Ngày mai
trời lại sáng” được viết vào năm 1946. Ông sáng tác không nhiều, nhưng các nhạc
phẩm của ông đều có giá trị nghệ thuật cao, giai điệu và ca từ trau truốt, hình
ảnh đẹp như những bức tranh.
Trong những tác phẩm của Lê Trọng Nguyễn, nổi tiếng hơn cả là bản Nắng chiều,
được ông sáng tác vào năm 1952. Nhạc phẩm này không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà
nó còn được biết tới nhiều ở Nhật Bản, Đài Loan và ở Hồng Kông với tên gọi “Bản
tình ca Việt Nam”. “Nắng chiều” cũng là ca khúc trong bộ phim cùng tên được sản
xuất vào năm 1971 của đạo diễn Lê Mộng Hoàng với sự tham gia diễn xuất của diễn
viên nổi tiếng, nữ nghệ sĩ Thanh Nga.
“Nắng chiều” là mối tình đẹp và lãng mạn giữa Lê Trọng Nguyễn và một cô gái ở
Hội An. Đêm 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp, trên đoạn đường ly hương,
có một đôi vợ chồng công chức Nam triều từ Quy Nhơn chạy ra tá túc và sinh sống
ở Hội An. Họ chỉ có một người con gái tuổi xuân thì và sống gần nhà của Lê
Trọng Nguyễn. Tình yêu giữa nhạc sĩ và người em gái ấy chớm nở, đẹp như những
bông hoa nở sớm trong vườn. Thế rồi, họ xa nhau trong thời loạn lạc ấy…
Rời Hội An, Lê Trọng Nguyễn ra Huế.
Lê
Trọng Nguyễn viết ca khúc “Nắng chiều” ở Cung An Định – Huế. Cung này
được cất riêng cho vua Khải Định. Đây chính là nơi bà Từ Cung, thân mẫu của Cựu
Hòang Bảo Đại cư ngụ sau khi bà từ Mỹ trở về. Lê Trọng Nguyễn cùng với người
bạn thân Vũ Đức Duy thường ra vào nơi này vì Duy cùng họ với bà Từ Cung.
Trong thời gian này, Lê Trọng Nguyễn có quen một thiếu nữ họ Hoàng, một thời là
hoa khôi của cố đô Huế. Một chiều, Lê Trọng Nguyễn ngồi cạnh hồ sen trong
cung, bất chợt người thiếu nữ ấy thơ thẩn đi qua. Bóng dáng thướt tha, yêu kiều
của người con gái đã gợi cảm cho ông viết lên những giai điệu đầu tiên của ca
khúc này. Trong ánh tà dương, hình ảnh người yêu thưở xưa lại hiện về trong ký
ức…
“Qua bến nước xưa, lá hoa về chiều
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
Khi đến cuối thôn, chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ, bóng người ngày xưa…
Bến đò, cuộc tình bên dòng sông Hoài ở phố cổ Hội An, giờ đây chỉ là dĩ vãng
chìm trong luyến tiếc và nhớ nhung…Câu thề xưa được nhắc lại trong ca khúc như
một sự hờn trách :
“…Nay anh về qua sân nắng
Chạnh nhớ câu thề tim tái tê
Chẳng biết bây giờ
Người em gái duyên ghé về đâu…”
Lê Trọng Nguyễn viết xong ca khúc này trong vòng nửa tiếng đồng hồ.
Trong sự nghiệp sáng tác âm nhạc, Lê Trọng Nguyễn có rất nhiều ca khúc hay như:
Ngày mai trời lại sáng, Bến giang đầu (Nắng chiều 2), Chiều bên giáo đường, Sao
đêm, Lá rơi bên thềm,…Thế nhưng, mỗi khi nhắc đến Lê Trọng Nguyễn, người ta chỉ
nhớ mỗi một ca khúc “Nắng chiều”. Trong một lần trả lời phỏng vấn BBC, ông đã
nói:
- Bản “Nắng chiều”, thật ra chỉ là một số bài của tôi được phổ biến nhưng mà
tôi không thích nó lắm dù tình cảm tôi gởi vào bài đó rất mặn nồng.
Phóng viên BBC ngạc nhiên :
- Tại sao?
Lê Trọng Nguyễn cười phá lên rất sảng khoái. Im lặng trầm ngâm một lúc, ông
chậm rãi đáp:
- Mình cũng không biết vì sao mình không thích bài “Nắng chiều” lắm, dù
khi viết xong bản đó, mình rất khoái , dù bài đó rất chững chạc, chững vô cùng,
nó cân phương đủ mặt…Đây cũng là một loại tâm trạng. Người ta hát nhiều quá,
mình đâm ra ghét. Người ta cứ giới thiệu “Nắng chiều”, “Nắng chiều” mà không
biết thằng Nguyễn là ai cả?
Giữa năm 1955, người em gái duy nhất của anh Lê Trọng Nguyễn là Lê Thị Ba qua
đời. Anh quá đau buồn, đem bản Nắng Chiều ra ký giao kèo tái bản để có một món
tiền tác quyền khiêm nhường đem về quê cùng mẹ lo đám tang cho em gái và nuôi
nấng các cháu nhỏ.
Năm 1957, đoàn ca nhạc Nhật Bản sang thăm Việt Nam, ban nhạc Toho Geino có nhờ
người chọn ra 12 bản nhạc Việt Nam đang nổi tiếng thời đó để chuẩn bị tập dượt
để trình diễn tại Sài Gòn và Nhật Bản. Ca khúc “Nắng Chiều” được cô ca sĩ nhật
Midori Satsuki thể hiện rất thành công.
Năm 1960, trong một chuyến lưu diễn vài trao đổi văn hóa Á Châu, đoàn ca nhạc
Trung Hoa Dân Quốc đến Sài gòn. Mặc dù không biết Lê Trọng Nguyễn là ai nhưng
nữ ca sĩ Ki Lo Ha rất thích bản “Nắng chiều”. Được sự cho phép của Lê Trọng
Nguyễn, trên đường trở về, cô đã chuyển ngữ bằng lời Hoa. Ca khúc này
được Ki Lo Ha biểu diễn thành công tại các chương trình âm nhạc ở Đài Loan. Bản
nhạc được mệnh danh là “Bản tình ca đẹp nhất” tại Hồng Kông và Đài Loan vào
những năm của thập niên 70. Nhờ sự may mắn đó, tình khúc “Nắng chiều” được
biết nhiều ở hải ngoại.
Năm 2004, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn lặng lẽ ra đi, để lại cho nền âm nhạc Việt
Nam nhạc phẩm bất hủ “Nắng Chiều” và hơn hai mươi nhạc phẩm nổi tiếng khác.
Bà Nguyễn Thị Nga, hiền thê của nhạc sĩ cùng với một số bạn bè thân hữu
đã thực hiện hai CD “Lá rơi bên thềm” và “Lê Trọng Nguyễn Collection” để lưu
lại dòng nhạc trữ tình một thời của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Buổi ra mắt hai CD
này đã được tổ chức ở Califonia - Mỹ và Paris - Pháp.
NẮNG CHIỀU
(Sáng tác năm 1952)
Qua bến nước xưa lá hoa về chiều
Lạnh lùng mềm đưa trong nắng lưa thưa
Khi đến cuối thôn chân bước không hồn
Nhớ sao là nhớ đến người ngày thơ
Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
Má em mầu ngà tóc thề nhẹ hương
Nay anh về qua sân nắng
Chạnh nhớ câu thề tim tái tê
Chẳng biết bây giờ
Người em gái duyên ghé về đâu
Nay anh về nương dâu úa
Giọng hát câu hò thôi hết đưa
Hình bóng yêu kiều
Kề hoa tím biết đâu mà tìm.
Anh nhớ xót xa dưới tre là ngà
Gợn buồn nhìn anh em nói mến anh
Mây lướt thướt trôi khi nắng vương đồi
Nhớ em dịu hiền nắng chiều ngừng trôi ...
CHIỀU BÊN GIÁO
ĐƯỜNG
Vàng rơi bên gót chân son mềm
Trên lối đi về xứ hoa duyên
Tà áo trinh nguyên tung bay nụ cười thân ái
Hồi chuông thiêng sức loang mây trời
Rung nắng Xuân chiều xuống chơi vơi
Lời hát vang đưa cô liêu bên giáo đường yêu
Nguyện cầu gục đầu bên hoa mắt ướt nhòa
Hồn anh buồn trống duyên anh còn sống đời bềnh bồng
Nguyện cầu gục đầu bên nhau mắt ráo sầu
Xa dần đen tối tìm màu Xuân mới trên làn môi.
Rồi đây mây xám bay qua rồi
Trong gió reo hẹn ước không thôi
Là lúc tin yêu lên ngôi
Ta hát khúc chung đôi
Theo truongvankhoa.vnweblogs.com
Bài viết của Hà rất hay và lãng mạn,sáng nay Tuấn có kêu gọi Song Minh: Minh Thư và Minh Thi tham gia. Hy vọng Thanh Hà không cô đơn !
Trả lờiXóaCám ơn TTT nhiều nghe! Mong chủ nhật này gặp lại.
Trả lờiXóaChào mừng Cao Thanh Hà đã tham gia Blog!
Trả lờiXóaHihihi! Zậy mà PMH tưởng em họ tui văn chương, nghệ thuật cũng "ba nhe" ngang ngữa "ba tê" TTT chứ. Hú hồn, hok phải. Mừng ghê "lun". Anyway, bravo to my Sis (vỗ tay) :-)
Trả lờiXóaThấy Thanh Hà có bài đăng trên trang blog của CHSTCV mình cảm thấy vui vui, ít ra trong vườn hoa phải có một dáng hồng thì mới tạo ra sắc màu rực rỡ hơn.
Trả lờiXóaNè! Cái ông PMH này kỳ cục ghê, cứ bảo tui ba nhe hùa-tui là ba tê chứ không phải ba nhe, nhưng mà ba nhe dễ thương chứ bộ ( không tin cứ hỏi mấy chị em coi ). À! mà nề ! nước sông không đụng nước giếng đó nhe ! Hì...hì...
Trả lờiXóaMình cũng là fan hâm mộ NẮNG CHIỀU, lâu nay cứ ngở Lê Trọng Nguyễn là một sỹ quan của QLVNCH hay đâu là một nhà quản trị kinh doanh. Cám ơn CTH đã có bài đáp ứng nhu cầu của nhiều người thuộc thế hệ 5X.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa