Anh Biên ở BRVT nghe nói anh TDV không được khỏe nên đã quyên góp trong nhà ngoài ngỏ, từ trên xuống dưới, từ bé đến lớn nhờ VQB chuyển đến anh TDV món quà này.
Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012
Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012
Truyện 100 chữ - Lớp 8/5 của tôi và bài thơ cóc
Sau khi giảng xong bài “Thơ con cóc”. Thầy Hồng cười mỉm chắp tay sau đít, đọc bốn câu thơ:
...
Con cóc ngồi đó, con cóc nhảy đi.
Rồi thầy chỉ từng bạn phải ứng khẩu tiếp:
Trần Ngọc Soạn: Ỡm ờ
Con cóc nhảy đi, con cóc nằm ì
Phùng Ngọc Thành: Hại bạn
Con cóc nằm ì, con cóc chết luôn
Con cóc nằm ì, con cóc chết luôn
Lã Trọng Thanh: Cứu nguy
Con cóc chết luôn, con cóc thở ra
Phan Minh: Khép vòng
Con cóc thở ra, con cóc ngồi đó.
Tuyệt! lớp tôi làm thơ nhanh như gió, hay như cóc.
Nhớ về một thuở Trần Cao Vân - Tam Kỳ - QN
Truyện 100 chữ - Chớ vội buồn
"Con của
nhà văn Nguyễn Khải có bài văn về nhà – Phân tích tác phẩm Nguyễn Khải. Cậu bé
vòi bố làm hộ.
Chiều con, nhà văn lớn bỏ cả buổi tối làm bài. Thật bất ngờ, bài văn bị điểm hai, với lời phê: "Dùng từ sai. Em không hiểu ý tác giả!"
Bạn hiểu gì? Có người hiểu rằng: "Nếu thơ bạn chưa hay, chớ vội buồn, biết đâu một ngày nao nỗi tiếng, thiên hạ sẽ chắp cánh cho thơ thành tuyệt tác đến nỗi bạn không ngờ mình có những ý, những từ hay đến thế".
Chiều con, nhà văn lớn bỏ cả buổi tối làm bài. Thật bất ngờ, bài văn bị điểm hai, với lời phê: "Dùng từ sai. Em không hiểu ý tác giả!"
Bạn hiểu gì? Có người hiểu rằng: "Nếu thơ bạn chưa hay, chớ vội buồn, biết đâu một ngày nao nỗi tiếng, thiên hạ sẽ chắp cánh cho thơ thành tuyệt tác đến nỗi bạn không ngờ mình có những ý, những từ hay đến thế".
Thứ Bảy, 27 tháng 10, 2012
VIẾT CHO MỘT NGƯỜI ĐÃ KHUẤT
Chỉ còn 3 hôm nữa là đến ngày giáp năm của hắn, 30/10 năm ngoái là ngày hắn chính thức rời khỏi cỏi đời này để trở về với cát bụi. " Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi. Để một mai vươn hình hài lớn dậy. Ôi ! cát bụi tuyệt vời. Mặt trời soi một kiếp rong chơi...". Và hắn đã rong chơi nơi miền đất lạ như lời trần tình của cố nhạc sĩ tài hoa trùng họ ...
Ngày xưa khi còn là học sinh cấp 3 TCV, tôi và hắn cùng khối nhưng không cùng lớp nên mức độ thân tình cũng giới hạn. Nhưng từ khi hắn và tôi cùng vào Sài Gòn tìm kế mưu sinh, ở chung một quận, lại rất thân thiết. Nhớ mãi những lần đến nhà hắn nhậu cùng với anh Tới ( xóm mắm ), Nguyễn Viết Đức, Ngô Tứ Hải trong con xóm nhỏ ... chỉ vài món mồi bình dân, dăm ba xị rượu, đàn hát ì xèo, tranh luận rôm rả nhưng thật vui và hạnh phúc. Lối vào nhà hắn cực nhỏ chỉ vừa dắt lọt một chiếc xe máy, nhà hắn lại ở cuối cùng của con hẻm cụt- cụt như cuộc đời bất hạnh của hắn... Những kỷ niệm khó phai và ấm áp tình bằng hữu, nơi ấy hắn cầm cây đàn nghêu ngao bài hát mà nó thích, ca từ bài này như một định mệnh gắn liền với số phận của hắn sau này :
TRẢ NỢ TÌNH XA
Dốc hết tình này, ta trả nợ người
Dốc hết tình này , ta trả nợ đời
Trả hết tình tôi vẫn nợ không thôi
Trả hết, trả hết cho người
Trả luôn mắt môi nụ cười
Trả xong đời còn hư không
Này gió, gió bay về trời
Này hoa , hoa rơi về cội
Còn ta đường nào cho ta
Nợ đời hắn chưa kịp trả rồi vội vã ra đi để lại vợ hiền và hai đứa con thơ dại. Này gió, gió bay về trời. Này hoa, hoa rơi về cội. Còn ta, đường nào cho ta... Hắn tự hỏi cho số phận đời mình và kết cục là câu trả lời nghiệt ngã.
Ngày 30/10 sắp tới đây là kỷ niệm tròn một năm hắn về với cỏi vĩnh hằng. Một nén nhang cầu mong cho hương hồn hắn bình an nơi miền đất lạ và hãy xin còn gọi tên nhau : TRỊNH MINH ĐÔ
Tập thể bạn bè cựu HSTCV khóa 75-78 luôn nhớ về bạn.........
Ngày xưa khi còn là học sinh cấp 3 TCV, tôi và hắn cùng khối nhưng không cùng lớp nên mức độ thân tình cũng giới hạn. Nhưng từ khi hắn và tôi cùng vào Sài Gòn tìm kế mưu sinh, ở chung một quận, lại rất thân thiết. Nhớ mãi những lần đến nhà hắn nhậu cùng với anh Tới ( xóm mắm ), Nguyễn Viết Đức, Ngô Tứ Hải trong con xóm nhỏ ... chỉ vài món mồi bình dân, dăm ba xị rượu, đàn hát ì xèo, tranh luận rôm rả nhưng thật vui và hạnh phúc. Lối vào nhà hắn cực nhỏ chỉ vừa dắt lọt một chiếc xe máy, nhà hắn lại ở cuối cùng của con hẻm cụt- cụt như cuộc đời bất hạnh của hắn... Những kỷ niệm khó phai và ấm áp tình bằng hữu, nơi ấy hắn cầm cây đàn nghêu ngao bài hát mà nó thích, ca từ bài này như một định mệnh gắn liền với số phận của hắn sau này :
TRẢ NỢ TÌNH XA
Dốc hết tình này, ta trả nợ người
Dốc hết tình này , ta trả nợ đời
Trả hết tình tôi vẫn nợ không thôi
Trả hết, trả hết cho người
Trả luôn mắt môi nụ cười
Trả xong đời còn hư không
Này gió, gió bay về trời
Này hoa , hoa rơi về cội
Còn ta đường nào cho ta
Nợ đời hắn chưa kịp trả rồi vội vã ra đi để lại vợ hiền và hai đứa con thơ dại. Này gió, gió bay về trời. Này hoa, hoa rơi về cội. Còn ta, đường nào cho ta... Hắn tự hỏi cho số phận đời mình và kết cục là câu trả lời nghiệt ngã.
Ngày 30/10 sắp tới đây là kỷ niệm tròn một năm hắn về với cỏi vĩnh hằng. Một nén nhang cầu mong cho hương hồn hắn bình an nơi miền đất lạ và hãy xin còn gọi tên nhau : TRỊNH MINH ĐÔ
Tập thể bạn bè cựu HSTCV khóa 75-78 luôn nhớ về bạn.........
Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012
DƯA HẤU > BƯỞI
Do đường bưu điện đến trể, 3 ngày sau 24/10 các cô gái tận California ( nơi LTT định cư ) mới gởi quà về kịp.
Mới hay : DƯA HẤU > BƯỞI
Sáng nay vao FB đọc được doạn này thấy thú vị nên share cùng các bạn và riêng tặng TTT:
1. Đàn ông mà phải cưới vợ là chuyện bất đắc dĩ
2. Đàn ông mà không lấy được vợ là bất thành nhân
3. Có vợ đẹp là bất an
4. Có vợ xấu là bất hạnh
5. Có vợ giỏi là bất xứng
2. Đàn ông mà không lấy được vợ là bất thành nhân
3. Có vợ đẹp là bất an
4. Có vợ xấu là bất hạnh
5. Có vợ giỏi là bất xứng
6. Mình ở nhà mà để vợ đi làm là bất ổn
7. Mình đi làm mà để vợ ở nhà bất tiện
8. Không nuôi nổi vợ là bất tài
9. Bị vợ chê là bất lực
10. Bị vợ cắm sừng là bất cảm ứng
11. Biết chồng có bồ mà vợ tỉnh bơ là bất cần
12. Quyến rủ vợ bạn là bất nghĩa
13. Tin bạn mà mất vợ là bất cẩn
14. Khen người đẹp trước mặt vợ là bất lợi
15. Cãi lời vợ là bất kính
16. Nhậu không mời vợ là bất công
17. Nhậu về đánh vợ là bất nhân
18. Vợ kiểm tra túi chồng là thể hiện sự bất tín
19. Nộp lương đủ cho vợ là bất khả kháng
20. Trộm tiền vợ để đánh bài là bất lương
21. Xin tiền vợ đi uống bia ôm là bất khả thi
22. Cãi nhau với vợ về việc dạy con là bất phân thắng bại
23. Lời vợ dạy luôn luôn là bất biến
24. Tính xấu của vợ là bất di bất dịch
25. Khi vợ nổi máu ghen là bất luận phải trái
26. Bị vợ chửi mà làm thinh là bất bạo động
27. Bị vợ đánh mà không khai ra bồ là bất khuất
28. Vợ giận đi ngủ riêng la thể hiện sự bất hợp tác
29. Vợ bỏ nhà đi luôn là bất chiến
30. Được vợ khen là điều bất ngờ
31. Vợ làm mồi ngon cho chồng nhậu là bất hủ
32. Cùng vợ đi chơi cuối tuần là bất diệt
33. Vợ là người phụ nữ mau già nhưng bất tử..
7. Mình đi làm mà để vợ ở nhà bất tiện
8. Không nuôi nổi vợ là bất tài
9. Bị vợ chê là bất lực
10. Bị vợ cắm sừng là bất cảm ứng
11. Biết chồng có bồ mà vợ tỉnh bơ là bất cần
12. Quyến rủ vợ bạn là bất nghĩa
13. Tin bạn mà mất vợ là bất cẩn
14. Khen người đẹp trước mặt vợ là bất lợi
15. Cãi lời vợ là bất kính
16. Nhậu không mời vợ là bất công
17. Nhậu về đánh vợ là bất nhân
18. Vợ kiểm tra túi chồng là thể hiện sự bất tín
19. Nộp lương đủ cho vợ là bất khả kháng
20. Trộm tiền vợ để đánh bài là bất lương
21. Xin tiền vợ đi uống bia ôm là bất khả thi
22. Cãi nhau với vợ về việc dạy con là bất phân thắng bại
23. Lời vợ dạy luôn luôn là bất biến
24. Tính xấu của vợ là bất di bất dịch
25. Khi vợ nổi máu ghen là bất luận phải trái
26. Bị vợ chửi mà làm thinh là bất bạo động
27. Bị vợ đánh mà không khai ra bồ là bất khuất
28. Vợ giận đi ngủ riêng la thể hiện sự bất hợp tác
29. Vợ bỏ nhà đi luôn là bất chiến
30. Được vợ khen là điều bất ngờ
31. Vợ làm mồi ngon cho chồng nhậu là bất hủ
32. Cùng vợ đi chơi cuối tuần là bất diệt
33. Vợ là người phụ nữ mau già nhưng bất tử..
Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012
Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012
NGƯỜI BẠN CỦA TÔI
Vừa qua mình có vào trang blog 11C2 đọc được bài viết của bạn Võ Hồng Dũng nói về cuộc gặp gỡ bạn Lê Quang Tuấn tại trại tâm thần Quảng Nam. Thấy hay hay và cũng để chúng ta cùng chiêm ngưỡng chân dung của người bạn cũ LQT, nên có trao đổi với tác giả coppy bài này qua blog Cựu HSTCV 75-78 để mọi người cùng đón đọc...
tình cờ sáng hôm nay, 18/10/2012, khi lên Trung tâm Điều dưỡng Người tâm
thần Quảng Nam, tôi lại được tham dự chương trình sinh hoạt nhân ngày
20/10/: ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ VN. Chương trình có lẽ rất
bình thưởng, với tiết mục giới thiệu về lịch sử thành lập Hội LHPN VN,
trả lời câu hỏi, và giao lưu văn nghệ. Tất cả đều hát rất nhiệt tình, và
Lê Quang Tuấn, người bạn của chúng ta cũng lên hát, "Dấu tình sầu".
Lê Quang Tuân "Dấu tình sầu" |
hôm qua, các bạn ở thành phố HCM có nhờ tôi thay mặt anh em đến viếng
thầy Ngoạn, hôm nay tôi lại được nghe một người bạn cũ của mình hát
trong một trạng thái tinh thần hơi không bình thường, có lẽ trường xưa,
thầy cô, bạn bè cũ luôn gắn bó với chúng ta mỗi ngày...
Thật ra những lúc gặp tôi, Tuấn rất bình thường, thậm chí còn hỏi qua
một người khác để biết tôi có mấy đứa con. Nhưng nghe các nhân viên ở
đây nói, tình trạng của Tuấn năng hơn so với hồi mới vô, nguyên do có lẽ
thời gian qua, Tuấn có về nhà một vài lần, và khi trở vào thì lại bị
nặng. Tôi hỏi Tuấn: vào đây thế nào, Tuấn nói ở đây đỡ hơn ở nhà, ở nhà
mệt lắm, vào đây thấy khỏe người. Tôi còn nghe cô Nguyệt, một cán bộ
quản lý ở đây, mặc dù ở lứa tuổi như tụi mình, Tuấn vẫn không ngừng đòi
thương một cô nhân viên trẻ ở đây, cô này cũng xinh xinh...
bạn Dũng, sinh viên Kinh tế năm 4 "Quế Sơn quê mình" |
Ngồi nhìn và nghe những anh em "bình thường" và "không bình thường" hát,
đôi khi "không bình thường" lại hay hơn "bình thường" mới lại chứ! Vậy
mới biết khi đến với âm nhạc (và nghệ thuật nói chung), có lẽ không có
sự phân biệt nào cả. Ở đây, người ta tham gia rất nhiệt tình, không nói
đến chuyện hay hoặc dở. Nghe "Dấu tình sầu" của Lê Quang Tuấn hay "Nói
với em", "Quế Sơn quê mình"... tưởng chừng như chúng ta đang dự một
chương trình giao lưu văn nghệ khá chất lượng. Riêng tôi, khi nghe Tuấn
hát, tôi thương bạn mình vô cùng. Cũng một thế hệ, cũng một con đường,
nhưng sao có quá nhiều ngã rẽ, bạn tôi lại rơi vào ngã rẽ quá bất hạnh,
không biết để trả giá cho chính cuộc đời mình (?) hay cho ai, nhưng dù
cho bất kỳ ai thì cũng quá thiệt thòi cho Lê Quang Tuấn, một con người
hiền lành, dễ thương, nhân hậu. Tuấn hát khá chuẩn, tuy chất giọng đã
không còn dày như những tháng ngày thanh xuân, tôi lặng người khi nghe
từng ca từ vang lại, nghĩ suy về đời người sao mỏng manh như sương sớm,
chóng tan theo nắng vàng chợt bước về theo dấu thời gian. Chúng ta rất
mừng vì dù có khó khăn đến mấy (mà đã từng như vậy), dù có khổ đau đến
mấy, cũng vẫn còn phước hạnh hơn những con người ở đây, họ không có một
ngày mai để mà mơ ước, con đường mơ ước ấy hầu như đóng lại, và mỗi ngày
nó lại khép kín hơn. Bạn Dũng, một sinh viên kinh tế Đại học Đà Nẵng,
giới thiệu rất rõ ràng, lịch sự, đệm đàn cũng khá dễ thương, mấy ai
biết, Dũng là bệnh nhân ở nơi đây...
những anh em trong TT ĐD Người tâm thần |
Và cứ thế, hết người này đến người khác, sự hào hứng không bao giờ thiếu
và tính trật tự là điều mà chúng ta cần nhìn nhận, họ ngồi yên lặng,
không nói chuyện như để tận tưởng không khí nghệ thuật hiếm hoi này. Anh
Hậu, Phó Giám đốc Trung tâm cho tôi biết, hiệu quả của những lần sinh
hoạt này khá tốt, anh em bớt lên cơn, nhẹ nhàng hơn... Thuốc điều trị
chỉ có tác dụng 30%, phần còn lại là cách đối xử của những người chung
quạnh và các liệu pháp tinh thần như văn hóa, thể thao mà cuộc sinh hoạt
sáng nay là một ví dụ cụ thể.
Khi đọc bài này, các anh em cùng khóa 1975-1978 Trung học Trần Cao Vân
Tam Kỳ, hoặc khác khóa nếu có chút lòng trắc ẩn với những người bạn (đã
biết, hoặc chưa hề biết) này, xin góp một bàn tay sẻ chia để cho những
người anh em bất hạnh hơn chúng ta có thêm những cơ hội thay đổi đời
sống mình, hy vọng một ngày mai tươi sáng, khả quan hơn...
Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012
HAPPY BIRTHDAY
Các bạn thân mến ! Tháng 10 này chúng ta hân hoan chào đón sinh nhật của 3 bạn : Quỳnh Yến (01/10) Kim Anh (16/10) và Lã Trọng Thanh (24/10). Ban liên lạc cựu HSTCV khóa 75-78 chọn ngày 21/10/2012 là ngày sinh nhật chung cho 3 bạn vào lúc 16h30 tại nhà hàng XƯA & NAY số 338 Nguyễn Trọng Tuyển F.2 Tân Bình.
Đặc biệt kỳ sinh nhật này có sự hiện diện của vợ chồng bạn Xuân Mai ( Lăng Cô- Huế ) và vợ chồng các bạn Vũ Quốc Bảo, Nguyễn Văn Biên đến từ Long Thành- BRVT. Ban liên lạc xin thông báo và thay mặt tập thể chúc mừng sinh nhật 3 bạn vui vẻ, hạnh phúc.
HAPPY BIRTHDAY TO QUỲNH YẾN-KIM ANH-LÃ TRỌNG THANH
Ban liên lạc
Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012
TIN BUỒN
Hội Cựu Học Sinh Trần Cao Vân Tam Kỳ ( Niên khóa 75-78) Vô cùng thương tiếc báo tin :
Thầy PHAN VĂN NGOẠN , Giáo viên bộ môn Văn ( chủ nhiệm lóp 10B-TCV Niên khóa 75-76 )
Sau thời gian lâm bịnh nặng , đã từ trần tại Tam kỳ vào ngày 15/10/2012, Hưởng thọ 64 tuổi.
Tập thể cựu học sinh TCV( niên khóa 75-78 ) trân trọng báo tin và kính gởi đến gia đình Thầy lời chia buồn sâu sắc nhất.
Hội Cựu Học Sinh Trần Cao Vân Tam Kỳ ( Niên khóa 75-78) Vô cùng thương tiếc báo tin :
Thầy PHAN VĂN NGOẠN , Giáo viên bộ môn Văn ( chủ nhiệm lóp 10B-TCV Niên khóa 75-76 )
Sau thời gian lâm bịnh nặng , đã từ trần tại Tam kỳ vào ngày 15/10/2012, Hưởng thọ 64 tuổi.
Tập thể cựu học sinh TCV( niên khóa 75-78 ) trân trọng báo tin và kính gởi đến gia đình Thầy lời chia buồn sâu sắc nhất.
Hội CHSTCV Tam kỳ ( NK 1975-1978 ) tại TP HCM
Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012
Tâm thần
Trong bệnh viện tâm thần, 2 bệnh nhân Guy & Denis đi dạo thì Guy trượt chân ngã xuống hồ bơi, chìm ngỉm, Denis nhảy xuống cứu bạn đem lên bờ.
Sau khi biết tin về hành động dũng cảm của Dennis, ông Director mời Dennis & thông báo:
- "Tôi có 1 tin vui & 1 tin buồn. Tin vui là anh sẽ được ra viện vì anh đã có hành động dũng cảm cứu người, chứng tỏ anh đã lấy lại được thăng bằng & trạng thái bình thường. Tin buồn là Guy đã treo cổ tự sát trong phòng phơi đồ."
- Dennis nói: "Dạ không phải nó tự sát đâu, tôi treo nó lên cho nó khô đó !"
Sau khi biết tin về hành động dũng cảm của Dennis, ông Director mời Dennis & thông báo:
- "Tôi có 1 tin vui & 1 tin buồn. Tin vui là anh sẽ được ra viện vì anh đã có hành động dũng cảm cứu người, chứng tỏ anh đã lấy lại được thăng bằng & trạng thái bình thường. Tin buồn là Guy đã treo cổ tự sát trong phòng phơi đồ."
- Dennis nói: "Dạ không phải nó tự sát đâu, tôi treo nó lên cho nó khô đó !"
Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012
LỆ ĐÁ ĐÃ KHÓC...
Người hâm mộ âm nhạc VN và hải ngoại vô cùng tiếc nuối tác giả nhạc phẩm Lệ đá, nhạc sĩ tài hoa Trần Trịnh đã mãi mãi ra đi vào ngày 10/10/2012 tại miền nam Cali-Hoa Kỳ, thọ 76 tuổi.
Tiện đây cũng được xin đôi nét về tiểu sử của ông để tỏ lòng hâm mộ và chia buồn .
Nhạc sĩ Trần Trịnh tên thật là Trần Văn Lượng sinh ra tại Thái Lan nhưng lớn lên ở Hà Nội. Ông theo gia đình vào Sài Gòn năm lên 9 tuổi, theo học Trường Trung học Lasan Taberd (nay là THPT Trần Đại Nghĩa). Thuở nhỏ ông rất ngưỡng mộ thầy dạy nhạc Rémi Trịnh Văn Phước nên ghép họ của mình với họ của thầy để tạo thành nghệ danh Trần Trịnh.
Ý tưởng sáng tác đầu tiên của ông (xuất hiện năm 14 tuổi nhưng chỉ viết nhạc và 3 năm sau mới hoàn tất phần lời) là bài “Cung đàn muôn điệu” được nhiều ca sĩ hát, và nhà xuất bản An Phú phát hành. Sau đó, bài “Cung đàn muôn điệu” còn được sử dụng làm nhạc chuyển mục trong một chương trình tân nhạc cùng với một sáng tác nữa của Trần Trịnh, là bài “Chuyến xe về Nam”.
Năm 1958, sau khi giã từ quân ngũ, nhạc sĩ Trần Trịnh trở lại, theo học hoàn toàn về nhạc với thầy Rémi. Buổi tối, ông đi biểu diễn piano tại các phòng trà và vũ trường. Ông cũng tình nguyện tham gia ban Văn Nghệ của Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung để có dịp ủy lạo binh sĩ. Tại đây, Trần Trịnh gặp nhạc sĩ Nhật Ngân tại ban Văn nghệ của Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung. Từ đó hai nhạc sĩ này - dưới cái tên ghép lại là Trịnh Lâm Ngân - đã sáng tác nhiều bài hát mang âm hưởng quê hương và đã có nhiều bài trở nên nổi tiếng. Cũng trong năm này, Trần Trịnh trở thành nhạc trưởng ban đại hòa tấu và hợp xướng Đống Đa trên đài truyền hình THVN.
Năm 1968, Trần Trịnh được gặp nhà thơ Hà Huyền Chi. Hà Huyền Chi đã nhận viết lời cho một nhạc phẩm của Trần Trịnh: “Lệ đá”. Bài hát tức khắc được mọi người yêu thích, và có số bản nhạc in phá kỷ lục. Đến năm 1971 thì đạo diễn Võ Doãn Châu lấy tên “Lệ đá” đặt cho cuốn phim ông thực hiện, trong đó nhạc nền là bài “Lệ đá” do Khánh Ly hát.
Người vợ đầu của ông là ca sĩ Mai Lệ Huyền.
Năm 1994 ông bị thương nặng ở đầu gối, do tai nạn xe cộ.
Tháng 10 năm 1995, do sự bảo lãnh của chị, ông cùng với người vợ sau và 2 con qua Hoa Kỳ. Đầu năm 1996, Trần Trịnh dời xuống Quận Cam để có nhiều cơ hội cho hoạt động âm nhạc. Ông được trung tâm Thúy Nga thực hiện chương trình Paris By Night 66 giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của ông, Nhật Ngân và Ngô Thụy Miên.
Về sau, Trần Trịnh chỉ tham gia “The Stars band” là ban nhạc do Bác sĩ Phạm Gia Cổn thành lập và làm trưởng ban, trình diễn trong những sinh hoạt có tính cách cộng đồng.
Tiện đây cũng được xin đôi nét về tiểu sử của ông để tỏ lòng hâm mộ và chia buồn .
Nhạc sĩ Trần Trịnh tên thật là Trần Văn Lượng sinh ra tại Thái Lan nhưng lớn lên ở Hà Nội. Ông theo gia đình vào Sài Gòn năm lên 9 tuổi, theo học Trường Trung học Lasan Taberd (nay là THPT Trần Đại Nghĩa). Thuở nhỏ ông rất ngưỡng mộ thầy dạy nhạc Rémi Trịnh Văn Phước nên ghép họ của mình với họ của thầy để tạo thành nghệ danh Trần Trịnh.
Ý tưởng sáng tác đầu tiên của ông (xuất hiện năm 14 tuổi nhưng chỉ viết nhạc và 3 năm sau mới hoàn tất phần lời) là bài “Cung đàn muôn điệu” được nhiều ca sĩ hát, và nhà xuất bản An Phú phát hành. Sau đó, bài “Cung đàn muôn điệu” còn được sử dụng làm nhạc chuyển mục trong một chương trình tân nhạc cùng với một sáng tác nữa của Trần Trịnh, là bài “Chuyến xe về Nam”.
Năm 1958, sau khi giã từ quân ngũ, nhạc sĩ Trần Trịnh trở lại, theo học hoàn toàn về nhạc với thầy Rémi. Buổi tối, ông đi biểu diễn piano tại các phòng trà và vũ trường. Ông cũng tình nguyện tham gia ban Văn Nghệ của Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung để có dịp ủy lạo binh sĩ. Tại đây, Trần Trịnh gặp nhạc sĩ Nhật Ngân tại ban Văn nghệ của Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung. Từ đó hai nhạc sĩ này - dưới cái tên ghép lại là Trịnh Lâm Ngân - đã sáng tác nhiều bài hát mang âm hưởng quê hương và đã có nhiều bài trở nên nổi tiếng. Cũng trong năm này, Trần Trịnh trở thành nhạc trưởng ban đại hòa tấu và hợp xướng Đống Đa trên đài truyền hình THVN.
Năm 1968, Trần Trịnh được gặp nhà thơ Hà Huyền Chi. Hà Huyền Chi đã nhận viết lời cho một nhạc phẩm của Trần Trịnh: “Lệ đá”. Bài hát tức khắc được mọi người yêu thích, và có số bản nhạc in phá kỷ lục. Đến năm 1971 thì đạo diễn Võ Doãn Châu lấy tên “Lệ đá” đặt cho cuốn phim ông thực hiện, trong đó nhạc nền là bài “Lệ đá” do Khánh Ly hát.
Người vợ đầu của ông là ca sĩ Mai Lệ Huyền.
Năm 1994 ông bị thương nặng ở đầu gối, do tai nạn xe cộ.
Tháng 10 năm 1995, do sự bảo lãnh của chị, ông cùng với người vợ sau và 2 con qua Hoa Kỳ. Đầu năm 1996, Trần Trịnh dời xuống Quận Cam để có nhiều cơ hội cho hoạt động âm nhạc. Ông được trung tâm Thúy Nga thực hiện chương trình Paris By Night 66 giới thiệu các tác phẩm nổi tiếng của ông, Nhật Ngân và Ngô Thụy Miên.
Về sau, Trần Trịnh chỉ tham gia “The Stars band” là ban nhạc do Bác sĩ Phạm Gia Cổn thành lập và làm trưởng ban, trình diễn trong những sinh hoạt có tính cách cộng đồng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)