Nơi giao lưu của Cựu học sinh Trần Cao Vân Tam Kỳ Quảng Nam Khóa 75-78. Nơi xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng. Nơi 8&8

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

PHỤ HỌA TƯỢNG HÌNH CHO BÀI THƠ NHT VỪA ĐĂNG


TIẾNG VIỆT QUA HAI MIỀN NAM BẮC

Bắc bảo kỳ,Nam kêu cọ
Bắc bảo lọ ,Nam kêu chai
Bắc mang thai ,Nam có chửa
Nam xẻ nửa -Bắc bổ đôi
          Ôi! Bắc bảo gầy -Nam than ốm
         Bắc cáo ốm -Nam khai bịnh
          Bắc định đến muộn -Nam liền ra trể
          Nam mần sơ sơ -Bắc mần nấy nệ (lấy lệ)
Bắc lệ tuôn trào -Nam chảy nước mắt
Nam bắt vạt tre-bắc kê lều chỏng
Bắc nói tiếng thế thôi-Nam bâng quơ vậy đó
Bắc đan cái rọ -Nam làm giỏ tre
         Nam không nghe nói dai -Bắc chẳng mê lải nhải
         Nam cải bai bải -Bắc lý sự ào ào
        Bắc vào ô tô -Nam vô xế hộp
         Khi nắng Nam mở dù Bắc lại xòe ô
Điên rồ Nam đi trốn,nguy hiểm bắc lánh mặt
Chưa chắc Nam nhắc từ từ ,Bắc khuyên gượm lại
Bắc là quá dại -Nam thì ngu ghê
Nam sợ ghe -Bắc hải quá
Nam thưa tía má -Bắc bẩm thầy u
Nam chối lòng vòng -bắc bảo dối quanh
Nhanh nhanh Nam bẻ bắp -hấp tấp Bắc vặt ngô
Bắc thích cứ vô -Nam ưng là chụp
Nam rờ bông bụp -Bắc vuốt Tường vy
Nam nói mày đi Bắc hô cút xéo  ...(còn tiếp nếu muốn đọc,hẹn kỳ sau)

NHỚ TRUNG THU

Bây giờ dù tóc đã hai màu nhưng mỗi dịp trung thu đến bao nhiêu kỷ niệm đẹp thời thơ ấu lại hiện về. Ngày ấy mỗi học sinh tiểu học chúng tôi phải tự tay mình làm một chiếc lồng đèn bằng tre để cô chấm điểm và rước đèn đêm hội. Những thanh tre được chẻ nhỏ, tuốt mỏng ra là công đoạn khó khăn nhất. Hai loại lồng đèn thiếu nhi thường làm là đèn bánh ú và ngôi sao vì dễ, tôi đặc biệt thích loại thứ hai : đèn ngôi sao. Những thanh tre được tuốt mỏng xong sẽ đan lại thành sườn và buộc bằng những cọng kẽm nhỏ, rồi tiếp tục cắt giấy kiến đủ màu xanh vàng đỏ. Hồ dán tự mình nấu bằng bột mì đựng trong lon sữa bò đun trên bếp. Hồi ấy hầu như đứa nào cũng đến nhà Lại Văn Bình hoặc Trần Ngọc Kỳ ( Kỳ sẹo ) để xin bột vì nhà hai cậu ấy làm bánh mì. Dán giấy kiến xong, tiếp tục cắt hàng răng cưa màu trắng bằng giấy vở trang trí làm viền cho đẹp mắt rồi phun nước và đem phơi nắng. Như thế được một chiếc lồng đèn thật căng, thẳng, bóng nhẵn và trong veo. Ngoài ra, đứa nào khéo tay thì cắt những bông hoa, hoặc hình thú bằng giấy màu trang trí thêm vào khung hình ngũ giác ở giữa lồng đèn ngôi sao cho bắt mắt. Hồi đó tụi mình mới học lớp nhất, lớp nhì ( lớp 4, lớp 5 bây giờ ) mà đã có nhiều sáng ý : Để cắm một cây đèn cầy trong lồng sao cho thật chắc không bị ngã dễ cháy đèn, lũ nhỏ chúng tôi phải dùng dây kẽm nhỏ quấn vào thân cây bút chì để tạo thành những vòng xoắn như lò xo rồi buột vào khung tre.
      Đêm 14 tháng 8 âm lịch tất cả tập trung về trường rước đèn và nhận bánh. Tối rằm , rồng rắn lên mây cùng lũ bạn trong xóm đi quanh khu phố để tận hưởng tất cả niềm vui của ngày tết thiếu nhi. Những chiếc lồng đèn đủ màu, đủ sắc do chính tay mình làm nên lung linh dưới ánh trăng rằm vằng vặc. Một ký ức khó phai...
        Ngày nay đi trên dãy phố người ta bày bán rất rất nhiều lồng đèn bằng nhựa nhập từ Trung Quốc. Có thể nói rất đẹp và đa dạng, có loại có thể cử động được, nhạc nhiếc vang rền, nhấp nha nhấp nháy do pin. Đẹp và hiện đại thật nhưng hồn của nó bay đi đâu về đâu ???
        Lại sáng nay thằng con 9 tuổi hỏi tôi :
     -  Tối nay có rước đèn không ba ?
         Và tôi không biết hỏi ai ??? vì nhà trường và địa phương không thấy tổ chức cho mấy cháu rước đèn như tuổi thơ xa xưa ấy của tôi .

                                                                                      Trung thu 2012

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

TRUYỀN THUYẾT TẾT TRUNG THU

                              Chú cuội và Hằng Nga thời hiện đại

 Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân,... rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ.

Tục vui Tết Trung Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung-Hoa, vào đầu thế kỷ thứ tám (713-755).

Sách xưa chép rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng các quan ngắm trăng, vua Đường ao-ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp-sư Diệu Pháp Thiên tâu xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Minh Hoàng được chúa tiên tiếp rước, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc Nghê-Thường vũ y. Vua Đường thích quá; nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ giống Nghê-Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê-Thường vũ y khúc. Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu .

Về sau tết Trung Thu lan rộng sang các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Hoa. Sách sử Việt không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết hàng mấy trăm năm trước, tổ tiên ta đã theo tục này. Ngay từ đầu tháng tám âm lịch, chợ búa bắt đầu có màu sắc Trung Thu. Lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo đã được bày bán la liệt trong các cửa hiệu rực rỡ ánh đèn. Người mua lẫn người đi xem đông chen như hội.

Ngoài các loại đèn giấy, bánh kẹo còn có các con giống đầu lân, mặt ông địa bày bán đầy các chợ. Những nhà giàu còn bày cỗ Trung Thu để khoe tài nấu nướng của các cô con gái tới tuổi lấy chồng.

Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được ông Phan Kế Bính diễn tả trong "VN Phong tục": "ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm con cá coi cũng đẹp".

                                                                                                                  SƯU TẦM

Thứ Hai, 24 tháng 9, 2012


Sáng nay đọc được một bài thú vị, xin mời các bạn cùng đọc với tôi:

Bánh mỳ trời hay bánh mỳ trần thế?

- Đến lúc này tôi mởi hiểu được câu danh ngôn của Marx: "Tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo cho tự do của mọi người". 
VietNamNet xin giới thiệu bài diễn từ của dịch giả Nguyễn Văn Trọng trong buổi lễ ông được nhận giải thưởng sách hay với dịch phẩm “Bàn về tự do” của John Stuart Mill. 
Tôi thật bất ngờ và vinh dự được Ban xét giải thưởng Sách Hay trao giải nghiên cứu năm 2012 cho tôi như người đã dịch tác phẩm Bàn về tự do của John Stuart Mill. Tôi xin chân thành cảm ơn về đánh giá khích lệ này cho công việc của tôi…

Tác phẩm Bàn về tự do đã đưa ra lời giải đáp khá thỏa đáng về ranh giới chính đáng cho sự áp đặt của xã hội lên tự do cá nhân: vì sự an toàn cho xã hội, con người cá nhân phải giao nộp một phần tự do của mình; thế nhưng con người cá nhân không thể giao nộp toàn bộ tự do của mình vì như thế con người cá nhân tất yếu sẽ tha hóa, và xã hội sẽ phải chịu tổn thất vì sự tha hóa của các thành viên của nó. Tự do như thế của cá nhân trong quan hệ với xã hội thường được gọi là tự do dân sự.

Mặc dù vấn đề tự do dân sự đã được J.S. Mill làm sáng tỏ từ trước đây một thế kỷ rưỡi, nhưng cho đến nay tự do dân sự vẫn chưa thành hiện thực trong đại đa số các xã hội con người. Có những nguyên nhân lịch sử khiến cho sự phát triển của các xã hội không đồng đều. Người ta bàn luận rất nhiều về những nguyên nhân ngoại tại tác động không thuận lợi cho sự phát triển con người cá nhân, khiến cho mức độ phát triển tinh thần chung của xã hội phải thấp kém.

Người ta nói nhiều đến ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đến con người cá nhân. Những ảnh hưởng của môi trường xã hội đến thế giới tinh thần của con người cá nhân không nhất thiết mang tính bạo lực và cưỡng bức, mà thường là dưới dạng thức của những cám dỗ: cám dỗ vươn tới quyền lực và hùng mạnh, cám dỗ đầy uy lực của đồng tiền, cám dỗ của danh tiếng...
Dịch giả Nguyễn Văn Trọng nhận giải thưởng Sách hay 2012 cho dịch phẩm “Bàn về tự do” của triết gia John Stuart Mill
Trong lòng tôi lại xuất hiện câu hỏi: liệu ảnh hưởng môi trường xã hội đến con người cá nhân có thật là mang tính quyết định hay không? Nếu ảnh hưởng ấy không mang tính quyết định, thì con người cá nhân có những khả năng gì để chống trả lại những ảnh hưởng tiêu cực đến từ bên ngoài, đặng bảo vệ phẩm giá con người của mình?

Nhà tư tưởng Nga Herzen đã khẳng định:"Tính độc lập về nhân cách của con người cũng là chân lý và thực tại hiển nhiên, không khác gì sự phụ thuộc của con người vào môi trường, với sự khác biệt là nó ở trong quan hệ ngược lại với môi trường: càng nhiều ý thức thì tính độc đáo càng lớn; càng kém ý thức thì sự ràng buộc với môi trường càng chặt chẽ hơn, môi trường càng nuốt mất bản ngã nhiều hơn.

Vậy là ở đây đặt ra vấn đề con người cá nhân phải bảo vệ tự do của bản ngã chống lại những cám dỗ ngoài xã hội để giữ được phẩm giá của mình. Tự do ở đây không có ý nghĩa như một quyền cần phải giành lấy, mà lại có ý nghĩa như một trách nhiệm trước bản thân mình, đòi hỏi con người cá nhân phải có dũng khí nhận lấy trách nhiệm ấy. Cần phải có dũng khí bởi vì tự do với cám dỗ thì rất khó khăn, còn chịu khuất phục làm nô lệ cho cám dỗ thì dễ dàng hơn, ít đau đớn hơn nhiều. Ở đây tôi đang nói tới một thứ tự do khác với tự do dân sự, tự do này được các triết gia tôn giáo Nga đầu thế kỷ XX gọi là tự do lương tâm.

Trong tác phẩm Anh em nhà Caramazov đại văn hào Nga Dostoevski đã dựng nên câu chuyện Viên Đại pháp quan tôn giáo ra lệnh bắt giam Chúa Kitô khi Ngài xuất hiện trở lại trên thế gian. Viên Đại pháp quan đã chất vấn Chúa: Chúa đã hứa hẹn với người đời thứ tự do mà người đời chất phác và bẩm tính càn rỡ không thể hiểu nổi…Con người quý trọng sự yên ổn và thậm chí cả cái chết hơn là tự do lựa chọn trong sự nhận thức thiện ác.

Đối với con người không có gì hấp dẫn hơn tự do lương tâm, nhưng cũng không có gì khổ ải hơn. Con người yếu đuối sẽ không kham nổi sức nặng khủng khiếp của tự do lựa chọn, họ sẽ đi tìm ai đó có phép lạ để trút bỏ gánh nặng tự do lựa chọn ấy mà làm nô lệ cho kẻ đó. Có thể có mấy chục ngàn người theo Chúa vì bánh mì trời, nhưng còn có hàng chục triệu người khác không đủ can đảm coi rẻ bánh mì trần thế; những người này sẽ mang tự do của họ đặt dưới chân chúng tôi và nói: “Chẳng thà biến chúng tôi thành nô lệ, nhưng cho chúng tôi ăn còn hơn”. Viên Đại pháp quan yêu cầu Chúa đi khỏi thế gian, đừng gây phiền nhiễu nữa.
Triết gia Nga N. Berdyaev trong tác phẩm Bàn về nô lệ và tự do của con người đã diễn giải ẩn dụ trên của Dostoevsky như sau:"Hai vấn đề nằm trong cơ sở của đời sống xã hội và không có gì khó khăn hơn việc giải quyết chúng cho thật hài hòa - vấn đề tự do và vấn đề bánh mì. Có thể giải quyết được vấn đề tự do bằng cách tước mất bánh mì của con người. Một trong những quyến rũ mà đức Kitô bác bỏ ở sa mạc, là quyến rũ biến những hòn đá thành bánh mì.

Ở đây bánh mì biến thành sự nô dịch con người.

Tất cả ba quyến rũ mà đức Kitô bác bỏ, đều nô dịch con người. Dostoevsky diễn đạt một cách thiên tài điều này trong Huyền thoại về viên Đại pháp quan. Nhưng sẽ là trá ngụy nếu diễn giải huyền thoại ấy như vấn đề bánh mì không có lời giải đáp tích cực và đành phải chỉ có được tự do thôi mà không có bánh mì.

Người ta nô dịch con người bằng cách tước đoạt bánh mì của họ.

Bánh mì là biểu tượng vĩ đại, và gắn với nó là đề tài xã hội chủ nghĩa, đề tài mang tính toàn thế giới. Con người không được trở thành kẻ nô lệ của "bánh mì", không được vì "bánh mì" mà giao nộp tự do của mình.
"

Ông còn nói:" Cuộc đấu tranh vì bản diện cá nhân, sự khẳng định bản diện cá nhân là đầy đau đớn. Tự thực hiện bản diện cá nhân giả định một sự kháng cự lại, đòi hỏi đấu tranh chống lại quyền lực nô dịch của thế gian, đòi hỏi không chấp nhận thói thụ động thích ứng theo. Việc từ bỏ bản diện cá nhân, việc chấp thuận hòa tan vào thế giới xung quanh có thể làm giảm bớt nỗi đau và con người dễ dàng đi theo lối đó. Chấp thuận làm nô lệ sẽ giảm bớt nỗi đau, không chấp thuận sẽ gia tăng nỗi đau.

Nỗi đau trong thế giới con người là sự khai sinh của bản diện cá nhân, là sự khai sinh cuộc đấu tranh vì hình tượng của nó. Ngay tính cá thể trong thế giới động vật đã biết đau đớn rồi. Tự do sinh ra đau khổ. Có thể giảm bớt đau khổ bằng cách chối bỏ tự do. Phẩm giá con người, tức là bản diện cá nhân, tức là tự do, đòi hỏi chấp nhận đau đớn, đòi hỏi khả năng chịu đựng nỗi đau.
"

Đến lúc này tôi mới hiểu được câu danh ngôn của Marx: "Tự do của mỗi người là điều kiện đảm bảo cho tự do của mọi người".

Dịch giả Nguyễn Văn Trọng

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

THE VOICE

Dành cho những ai quan tâm đến chương trình "The Voice" Giọng hát Việt 2012
 
ĐỪNG ĐI MỸ...

* Trước chuyến thăm ngoại giao của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tới “Vương Quốc ở trung tâm thế giới”, một bài viết đầy mỉa mai phê phán đã lan tỏa như virus trên Sina Weibo, một mạng xã hội của Trung Quốc, với hơn 44.000 lượt chia sẻ và 5400 lời bình trên Twitter.

ĐỪNG ĐI MỸ, MỘT QUỐC GIA NGU NGỐC VÀ LẠC HẬU

Tôi từng ở Mỹ một thời gian dài và giờ đây thì thấy hối hận vì sự lựa chọn này. Chúng ta đã bị mụ mẫm bởi truyền thông phương Tây luôn luôn làm cho ta nghĩ rằng Hoa Kỳ là một đất nước hiện đại. Nuôi hy vọng học tập khoa học tân kỳ của Mỹ để về phục vụ quê hương, tôi đã bằng mọi nỗ lực để theo đuổi “siêu cường” đó, thế nhưng kết quả lại thật đáng thất vọng!

(1) Hoa Kỳ thực ra chỉ là một cái làng nông nghiệp khổng lồ kém phát triển. Ở trường trung học các thầy giáo vẫn dạy rằng công nghiệp càng phát triển thì môi trường lại càng bị xâm hại. Ví dụ như trong một thành phố công nghiệp bạn phải thấy ống khói khắp nơi, các xí nghiệp to khắp nơi và bụi cũng khắp nơi. Đó mới là biểu tượng của công nghiệp hóa! Thế còn Hoa Kỳ thì sao? Đố bạn tìm ra các ống khói, thảng hoặc mới thấy một vài cái nho nhỏ nhưng lại là thứ để trang điểm cho nhà dân. Thay vào đó là những dòng sông và hồ nước sạch khắp nơi nơi và chẳng có các nhà máy giấy và luyện thép nơi bờ sông. Không khí trong lành và sạch là biểu tượng của một xã hội thô sơ và đó không thể là dấu tích của công nghiệp hóa !

(2) Người Mỹ chẳng hiểu gì về kinh tế. Các tuyến đường cao tốc tỏa đi mọi phương, có lẽ là đến mọi làng xóm, tuy nhiên khó tìm ra nổi một trạm thu phí! Thật là một sự phung phí khủng khiếp cơ hội kinh doanh! Khó có thể cưỡng nổi ý định của bản thân là xúc một ít xi măng để xây vài trạm thu phí và chắc chắn là chỉ trong vòng một tháng tôi sẽ có đủ tiền để mua một căn nhà trông ra Đại Tây Dương. Ngoài ra, bên lề đường cao tốc bạn có thể thấy những mặt hồ tĩnh lặng còn hoang dã. Chính quyền để mặc cho lũ chim cư ngụ và vẫy vùng thỏa sức mà không nghĩ tới việc thiết lập vườn cảnh quan trông ra hồ để kiếm bộn tiền. Rõ là người Mỹ không có cái đầu làm kinh tế.

(3) Ngành xây dựng Hoa Kỳ quả là quá thô sơ. Ngoài một số lượng nhỏ các thành phố lớn (mà bạn đã biết) thì không có những tòa tháp bê tông và gạch chọc trời… Tôi nghĩ rằng hình như Mỹ không có các tòa nhà bằng gạch. Hầu hết nhà cửa làm bằng gỗ và vài thứ vật liệu lạ khác. Sử dụng gỗ thô sơ để xây nhà thì dường như những kiến trúc ngoại bang này còn chưa qua thời phong kiến trước khi có nhà Thanh!

(4) Lối tư duy của người Mỹ ngây ngô và lạc hậu. Khi mới tới Mỹ tôi thuê một cái xe kéo chở hành lý giá 3 đôla, nhưng lại không có tiền lẻ. Một người Mỹ thấy tôi có nhiều đồ nên đã trả 3 đồng đó và thuê xe cho tôi. Người Mỹ thường cởi mở và hỏi xem tôi có cần giúp đỡ gì không.
Ở nước tôi, đã qua thời của Lôi Phong vào những năm 50 và 60 thế kỷ trước cho nên bây giờ thì cái lối cư xử đó quả là quá lạc hậu! (Lôi Phong là thanh niên thời phong trào thi đua cộng sản Mao, người từng được nêu gương sáng về đạo đức hy sinh bản thân). Trở lại thời kỳ đó, con người ta rất đạo đức giả, nhưng bây giờ thì chúng ta không theo lối mòn đó nữa. Chúng ta tiến hành mọi việc giờ đây một cách trần trụi và đó mới là hiện đại hóa! Bởi vậy lối tư duy của Mỹ lạc hậu hơn chúng ta vài thập kỷ và không có dấu hiệu nào cho thấy rằng họ có khả năng đuổi kịp chúng ta.

(5) Người Mỹ không biết ăn thịt thú rừng. Có một đêm tôi lái xe đi cùng một bạn học đến thành phố khác và bất thình lình mấy con nai Sika (một giống nai đốm có nguồn gốc từ Nhật Bản – ND) nhảy xổ ra. Anh bạn cùng lớp lập tức phanh gấp và đổi hướng để tránh tai nạn. Hình như là trường hợp kiểu này thường xảy ra khi mà sự va chạm với một con nai cũng đủ để làm vỡ tan chiếc ô tô. Chính phủ Mỹ không biết quản lý chuyện này như thế nào… Và người Mỹ quả thực không biết ăn thịt thú rừng, họ cũng không có cả quán ăn chuyên thịt thú rừng, rất ít khẩu vị đối với thú rừng thơm ngon bị giết thịt như hươu, nai và kém hứng thú bán sừng hươu nai để kiếm những khoản tiền lớn! Người Mỹ sống cùng động vật hoang dã hàng ngày và còn đưa ra những biện pháp để bảo vệ chúng. Đó quả thật là một xã hội sơ khai.

(6) Người Mỹ không biết tự trọng. Các giáo sư ở trường đại học Mỹ không có bộ dạng hoành tráng (架子); họ không hề có cái phong thái của những giáo sư đạo mạo. Nghe nói rằng vị giáo sư D… là một giáo sư về tâm lý học nổi tiếng, thế nhưng trong giờ giải lao thì ông ta lại ăn bánh quy trong phòng làm việc với các sinh viên của mình, bàn luận về bộ phim “21” và nữ nghệ sĩ Trung Quốc Trương Tử Di (Ziyi Zhang). Ông ta không hề có cái vẻ đường bệ của một nhà khoa học, cho nên tôi thực sự cảm thấy thất vọng. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau tiến sĩ chẳng bao giờ đưa học vị “PhD” lên danh thiếp của họ và họ không biết cách thể hiện ra ngoài vị thế của mình. Những người được đào tạo bởi các giáo sư kiểu như vậy sẽ chẳng thể nào biết cách đi đứng, nói năng nếu như họ trở thành những quan chức chính phủ… Có vẻ như các công chức Trung Quốc còn biết cách thu hút sự kính trọng của người dân; ngay cả một vị thủ trưởng một văn phòng không mấy quan trọng ở nước tôi còn tỏ ra đường bệ hơn cả Tổng thống Hoa Kỳ. Không có gì phải ngạc nhiên khi người ta nói công dân hạng nhất ở Trung Quốc chỉ xứng với công dân hạng ba ở Mỹ.

(7) Học sinh tiểu học Hoa Kỳ không có những hoài bão cao cả.Ngay từ thuở ban đầu các học sinh tiểu học không hề có ý định để trở thành quan chức…Chẳng hề có lớp học của các Tổng thống, các Bí thư tương lai hoặc các Ủy viên hội đồng mà tôi từng tham dự khi còn nhỏ. Sau giờ học thường là không có bài tập về nhà và bạn không có cách nào ngay cả việc nhắc tới chuyện đó khi liên hệ tới bài tập về nhà của học sinh tiểu học Trung Quốc. Trường học (Mỹ - ND) quan tâm quá nhiều đến dạy dỗ đạo đức cho trẻ em, làm cho những đứa nhỏ hướng tới để trước tiên là trở thành những công dân đủ tư cách thực thụ, sau đó mới là tiếp thu những lý tưởng có ý nghĩa dài lâu. Trở thành người công dân đủ tư cách ư ? Quả là một quan niệm cổ lỗ sĩ.

(8) Người Mỹ hay làm ầm ĩ mỗi khi phát hiện ra một bệnh tật nho nhỏ. Đầu tiên là họ hẹn gặp bác sĩ, sau đó bác sĩ kê đơn. Một số người lại còn phải theo lời khuyên của một dược sĩ có bằng cấp nữa. Khi mua thuốc họ lại phải tự mình tới hiệu thuốc để lấy chúng mà mọi việc diễn ra không chóng vánh như ở Trung Quốc… Tôi không hiểu tại sao lại phải tách bạch riêng việc khám bệnh với việc mua thuốc… thay vì tách riêng lợi nhuận khỏi trách nhiệm. Rõ ràng là các bệnh viện Hoa Kỳ không có khái niệm về phương pháp kiếm tiền! Sao không nói cho bệnh nhân tên thuốc luôn đi? …Như thế họ sẽ độc quyền việc bán thuốc và tăng giá thuốc lên 8 hay 10 lần. Có biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh tốt mà họ không biết tận dụng. Rõ ràng là kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là thứ đã chết rồi.

(9) Ý kiến công chúng Mỹ là thứ dở hơi. Nhiều lúc tôi đã mất kiên nhẫn vì sự ngu dốt và xuẩn ngốc của họ. Chẳng hạn như khi họ biết là Trung Quốc có các đài truyền hình và báo chí thì họ đã hỏi tôi một cách ngu dốt rằng: “Trung Quốc cũng có báo chí cơ à?!”. Đó quả thực là một sự sỉ nhục; chúng ta không chỉ có các tờ báo bằng tiếng Trung được Bộ Tuyên truyền cho phát hành một cách tỷ mỉ, kỹ lưỡng; khi nhìn vào các tờ báo của chúng ta cũng chẳng khác gì nghe quốc ca, không hề giống với các tờ báo của Hoa Kỳ chứa một mớ lộn xộn ý kiến quần chúng, thậm chí dám lăng mạ đích danh Tổng thống.. (ở Trung Quốc) chúng tôi không bao giờ đăng tin các vụ sì –căng- đan liên quan tới các lãnh đạo; bởi vì sau đó ai sẽ còn muốn làm lãnh đạo nữa ?...

(10) Người Mỹ về phương diện tinh thần là trống rỗng. Điều mà tôi không thể chịu nổi đó là đa số người Mỹ nói câu cảm tạ trước mỗi bữa ăn và họ nguyện cầu một cách ngây thơ “Chúa phù hộ cho nước Mỹ”. Thật là buồn cười; nếu như Chúa phù hộ cho nước Mỹ thì tại sao nước Mỹ lại bị lạc hậu, thô sơ và đơn giản đến như vậy? Cầu Chúa Trời phỏng có ích lợi gì không? Thực tế hơn là nên dành thời gian cầu nguyện đó mà đi lễ thủ trưởng của bạn! Đó mới là cái cách thời thượng…

(11) Người Mỹ không có khái niệm thời gian. Với bất kể thứ gì, họ đều đứng vào hàng để chờ đợi… Người Trung Quốc chúng ta thông minh hơn, các bạn hẳn đã thấy đấy. Không quan trọng đám đông như thế nào,chúng ta vẫn có kỹ năng chen vào đâu đấy, và điều đó giúp cắt giảm khối thời gian mà lại tránh mệt mỏi do phải đứng chồn chân! Nếu ai đó biết cách đi cổng sau thì còn tiết kiệm nhiều thời gian hơn nữa. Những người Mỹ cổ hủ hoàn toàn không biết làm điều này.

(12) Cửa hàng ở Mỹ thật vô nghĩa: bạn vẫn có thể trả lại hàng sau khi mua vài tuần mà không có lý do gì. Sao lại có thể trả lại hàng hóa cơ chứ khi mà không cần thuyết phục tôi dù chỉ trong chốc lát?...

(13) Nước Mỹ không an toàn, 95% nhà dân quên lắp đặt lưới, cửa ra vào, cửa sổ chống trộm; điều kỳ lạ nữa là tất cả lũ trộm cắp móc túi đi đâu mất tiêu rồi?

(14) Người Mỹ vốn nhút nhát và yếu đuối. 95% lái xe đều không dám vượt đèn đỏ… mặc dù 99% người lớn ở Hoa Kỳ đều sở hữu xe ô tô và phương pháp lái xe của họ thì rất lạ: có bao nhiêu là xe trên đường thế nhưng bạn không thể nghe thấy một tiếng còi xe, phố xá thật im lìm tĩnh lặng như thể không phải là phố nữa. Không thấy sự năng động ồn ào của một thành phố thủ phủ cấp tỉnh ở Trung Quốc.

(15) Người Mỹ thiếu xúc cảm. 95% nhân viên không nghĩ về việc phải làm gì cho tiệc cưới của cấp trên cho nên họ chẳng bao giờ tìm cớ để quan tâm, chăm sóc lãnh đạo của mình; ở Trung Quốc liệu có chuyện quần chúng bỏ qua cơ hội chăm sóc thủ trưởng của mình không? Nói theo cách khác, ai ở Trung Quốc lại dám làm điều này? Hãy nhìn xem chúng tôi có bao nhiêu là tình cảm.

(16) Người Mỹ không nhạy cảm. 99% dân Mỹ đi học rồi kiếm việc làm, thăng tiến và hoạt động mà không biết về sự cần thiết phải đưa “hồng bao” (phong bì chứa đầy tiền mặt) để đi lối sau…

(17) Hãy nhìn vào bức hình ở trên, điều này là đủ lý do để chúng ta coi thường nước Mỹ! Trong khi đang săn đuổi Bin Laden thì Obama và các thuộc cấp của ông ta đang chăm chú vào màn hình truyền hình ảnh trực tiếp do vệ tinh đưa về trong phòng Tình huống của Nhà Trắng. Cảm tưởng của tôi là:
1. Các thuộc cấp Hoa Kỳ không tôn trọng lãnh đạo của họ một cách đúng mức và thậm chi còn dồn ép vị Tổng thống đáng trân trọng của họ phải nép mình ngồi trong góc nhà. Obama đáng thương, thật không bằng cả anh trưởng thôn của Thiên triều Trung Hoa ( 天朝).
2. Căn phòng Tình huống của Nhà trắng đúng là một thứ huênh hoang khoác lác. Nó vừa bé lại không được trang trí nội thất khác thường, đúng là không tương xứng với phong cách của một cường quốc. Một căn phòng cơ quan cấp thị trấn của Thiên triều ( Trung Quốc- ND) có lẽ còn to hơn, sang trọng hơn rất nhiều.
3. Không có các đĩa hoa quả hoặc nước giải khát, không có… thuốc lá đắt tiền… và đó mà lại là nền kinh tế số 1 thế giới ư, ha, ha!


Phạm Gia Minh dịch
(Coppy trên Internet, chia sẻ cùng mọi người tham khảo cái sự lạc hậu của tụi đế quốc.)

ANH ƠI ! HÃY LẮNG NGHE...

Anh em nào quê ở Quảng Nam xin hãy dành dăm phút để lắng nghe, nghe lời em ( PTV của đài VTV ) thở...

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

Hình ảnh sinh nhật Biên

Tối nay sẽ đưa lên , bây giờ bận quá

Kỷ niệm 25 năm ngày cưới.

Cám ơn các bạn đã "quan tâm" đến "kỷ niệm 25 năm ngày cưới" của vợ chồng mình, xin post vài hình của ngày xưa và bây giờ.
Ngày xưa (01/08 Đinh Mão - 23/09/1987)
...Và bây giờ.

BÂY GIỜ VÀ 25 NĂM SAU ???

25 năm sau họ vẫn nồng nàn, vẫn trái tim không ngủ yên, nhưng...
Lúc ấy " Hương đã ở bên kia đèo " cô nàng về Bắc hưởng thụ những ngày còn lại...

25 NĂM VỀ TRƯỚC

Cách đây 25 năm, vào ngày 16/9/1987 ( nhằm ngày mồng 1 tháng 8 năm Đinh Mão ) là ngày 2 vợ chồng bạn Vũ Quốc Bảo cùng cầm tay đặt bút ký vào bản án tù chung thân với nhau đến trọn đời. Mời các bạn hãy cùng nhau chiêm ngưỡng chân dung của đôi uyên ương này cách đây 1/4 thế kỷ !!!
 

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012



CHÚ TIỂU THÔNG MINH


Một chú tiểu rất chăm chỉ lễ Phật, một hôm, trong giấc mộng, chú gặp đức Phật hiện về, chú tiểu vui mừng quỳ xuống đảnh lễ cung kính và lễ phép thưa:

- Con cầu Phật phù hộ những người thân cùng bạn hữu của con mãi mãi được khỏe mạnh và hạnh phúc.

Phật nói: – Ta chỉ cho 4 ngày thôi.

Chú tiểu: – Thế thì xin Phật cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong những ngày mùa xuân, những ngày mùa hè, những ngày mùa thu và những ngày mùa đông.

Phật nói: – Chỉ cho 3 ngày thôi.

Chú tiểu: – Nếu chỉ được 3 ngày thì con xin họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trong ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai.

Phật nói: – Chỉ cho 2 ngày thôi.

Chú tiểu: – Như vậy con xin cho họ được khỏe mạnh và hạnh phúc trọn ngày hôm nay và ngày mai.

Phật nói: – Chỉ cho 1 ngày thôi.

Chú tiểu: – Vâng, cũng được.

Phật thắc mắc hỏi: – Như vậy là ngày nào?

Chú tiểu đáp: – Con xin cho họ được mạnh khỏe và hạnh phúc từng ngày.

Phật mỉm cười nói: – Tốt lắm. Nhưng ông Phật trong giấc mộng của chú tiểu lại tiếp tục nói: – Ta chỉ cho con một phút thôi.

Chú tiểu trả lời : - Bạch Phật, con chỉ xin một giây thôi. Đó là giây hiện tại.



Lời bàn:

Khoảnh khắc hiện tại là thời gian duy nhất mà cuộc sống trao tặng cho chúng ta, là thứ duy nhất mà ta có được để làm chủ cuộc đời mình.

Vì thế, sẽ thật là uổng phí nếu ta dành thời gian hiện tại để hồi tưởng về những ký ức đau buồn trong quá khứ hoặc lo lắng sợ hãi cho tương lai…

Khi hướng suy nghĩ và sự quan tâm của mình vào thời điểm hiện tại, chúng ta sẽ thoát khỏi những lo âu, phiền muộn và cuộc sống sẽ trở nên ý nghĩa hơn.

Dùng thực tại của mình cống hiến cho đời những niềm vui, chẳng những chúng ta trở nên có ích với mọi người mà ngay cả chúng ta cũng không còn thì giờ để phiền muộn nữa.

Hoàng Long (theo “Truyện vui sau cửa chùa”)
Nguồn: phapbao.org

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

ÔN CỐ TRI TÂN

Mẹ và vợ ngã xuống sông cùng một lúc, nếu cứu mẹ thì vợ sẽ chết hoặc cứu vợ thì mẹ sẽ chết. Vậy nên cứu mẹ hay cứu vợ hoặc là không cứu ai cả ?...

Ngày Xưa

Mạnh Tử:
- Bố chết từ khi còn nhỏ, mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta rất khó nhọc. Mẹ phải ba lần dọn nhà để tránh những ảnh hưởng xấu, dành món ngon cho ta ăn, mua áo đẹp cho ta mặc, tất cả là để cho ta có thể ngẩng cao đầu nhìn thiên hạ. Mẹ và vợ cùng ngã xuống sông tất nhiên phải cứu mẹ rồi. Lấy chữ hiếu làm đầu, vợ chết thì lấy vợ khác, mẹ chết làm gì có mẹ nữa!
"Trên thế gian này chỉ có mẹ là tốt nhất. Không có mẹ, con trẻ như cỏ cây biết bấu víu vào đâu? Mẹ! Con sẽ cứu mẹ!"
             Mạnh Tử nhảy ùm xuống sông.
.....
Chu U Vương:
- Vợ và Mẹ cùng ngã xuống sông tất nhiên là phải cứu vợ trước. Nghĩ lại ngày đó ta đùa giỡn với nàng, nhìn nàng cười đến cả giang sơn lẫn sinh mệnh nhỏ bé của ta cũng chẳng nghĩa lý gì, huống hồ là mẹ. Khi lập thái tử, bà ấy còn định bỏ ta làm ta suýt mất cả nghiệp lớn. "Tình cảm đằm thắm, ta yêu nàng rất nhiều, ta sẽ cứu nàng!".
             Chu U Vương cũng nhảy ùm xuống sông.
.......
Lưu Bị:
- Anh em như chân tay, vợ con như áo mặc; áo rách có thể vá, chân tay gãy không thể lành. Chỉ cần Nhị đệ và Tam đệ của ta không ngã xuống sông là được, những người khác ta chẳng thèm để ý. "Mẹ ơi? Nàng ơi! Các người chết thật thê thảm".
             Lưu Bị đứng trên bờ sông khóc lớn.
....
Tào Tháo:
- Thà rằng ta phụ ngươi chứ không để ngươi phụ ta, mẹ ta hay vợ ta cũng thế thôi, chỉ cần ta không ngã xuống sông là được rồi.
"Ta nhẹ nhàng đi cũng như khi ta nhẹ nhàng đến, ta vẫy tay chào không một chút vấn vương".
             Tào Tháo cầm gươm, vừa ngâm thơ vừa chầm chậm bước đi. ....
Khuất Nguyên:
- Thế gian này u ám quá, triều đại này thật hủ bại! Sống cũng chẳng còn ý nghĩa gì, chi bằng chết đi cho trong sạch. Sóng xanh có thể rửa mặt và rửa chân cho ta. "Khoảng trời hiện tại là khoảng trời u ám, chẳng còn nhìn thấy tinh tú trên trời. Mẹ ơi! Nàng ơi! Ta cùng nhau chết ở nơi đây!".
             Khuất Nguyên vừa hát vừa từ từ nhảy xuống sông.
....
Trang Tử:
- Sinh từ đâu và chết sẽ về đâu? Mẹ và vợ ta chết thì cứ chết, chẳng qua chỉ là trạng thái hữu hình trở về trạng thái vô hình, có gì phải đau đớn, có gì phải xót thương? Chẳng cần phải cứu ai cả!
             Trang Tử ngồi xuống, tay nắm một hòn sành vừa gõ nhịp vừa hát, mắt nhìn mẹ và vợ chìm dần xuống sông, nét mặt mãn nguyện.
....
Hòa Thân:
- Ai ngã xuống sông thì cứ ngã, cái ta yêu là tiền bạc. Tiền bạc là mẹ ta, vợ ta. Sao trước khi ngã các ngươi không mặc ít quần áo thôi, điều đáng tiếc nữa là trâm vàng, khuyên bạc còn ở trên đầu các ngươi. "Có tiền là có tất cả!" !
             Hòa Thân đứng trên bờ vừa nhìn mẹ và vợ dần dần chìm xuống sông vừa thở dài.
....
Vương Bột:
- Lòng bàn tay và mu bàn tay đều là thịt. Vợ là người ta yêu nhất, mẹ là người thân thiết nhất. Vậy phải làm thế nào đây? Thôi cứ nhảy xuống sông thấy ai ở gần hơn thì cứu.
         Vương Bột vội nhảy ùm xuống sông. "Chết rồi! ta quên mất là ta cũng không biết bơi!". Vương Bột vẫy vùng một cách tuyệt vọng rồi từ từ chìm xuống sông.
...
Mẹ sống với ta nửa cuộc đời, vợ sống với ta nửa còn lại. Nếu là bạn ,sẽ cứu ai ? "Nếu" thôi nhé !!!

NHÂN SINH TIỀN TIẾN TỨ BỘ .
- Đây là bốn bài viết rất có ý nghĩa, rất đáng để chúng ta đọc.( Mình coppy được trên internet xin cia sẻ)
Xin được chia sẻ cùng các bạn. - Nếu bạn đã có đọc qua những bài này rồi, đọc lại một lần nữa, bạn sẽ có thêm những lãnh hội khác biệt hơn.

- Đọc xong bốn bài viết dưới đây, chúng ta sẽ phải suy nghĩ, có phải là mình đã có quá nhiều lỗi lầm trong quá khứ? có phải là mình đã quá chủ quan? Với bốn bài viết này, chúng ta sẽ thấy rõ ngay trong lòng mình, cái đời người của mình sẽ được tiến về phía trước qua bốn bước

1- NGỘ NHẬN (hiểu lầm)
Năm đó tại Alaska Hiệp Chúng Quốc, có đôi trai gái kết hôn với nhau. Kết quả của cuộc hôn nhân đó là vấn đề sinh dưỡng, người đàn bà vì bị khó sanh mà phải từ biệt cõi đời, để lại một đứa bé thơ cho người chồng. Anh chồng vừa rất bận rộn sinh kế, lại vừa rất bận rộn việc gia đình. Vì không có người giúp trông coi đứa con thơ, anh huấn luyện được một con chó, con chó này rất thông minh, lại rất ngoan ngoản nghe lời, nó biết trông coi em bé, nó tha bình sữa để cho bé bú, nuôi dưỡng bé. Có một ngày kia, người chủ có việc phải rời nhà, anh dặn dò con chó trông coi nuôi nấng cho bé con. Anh đi tới một thôn làng khác, vì gặp phải tuyết lớn rơi, không thể về nhà được trong cùng ngày đó. Qua đến ngày thứ hai mới về được nhà, con chó nghe tiếng lập tức chạy ra nghênh đón chủ mình.
Người chủ mở cửa phòng ra xem thì thấy đâu đâu cũng đều là máu, ngẩng đầu nhìn lên trên giường cũng là máu, chẳng thấy đứa con đâu cả, mà thấy trên thân mình con chó và miệng của nó cũng dính đầy máu me, người chủ phát hiện cái tình cảnh này, ngỡ là con chó đã trở lại cái tính dã man của loài thú, và nó đã ăn thịt con mình. Trong cơn giận dữ, anh xách con dao to lớn và chặt đầu con chó đi, anh đã giết chết con chó thật sự rồi.
Sau đó, bỗng nhiên anh nghe có tiếng con nhỏ của mình, lại thấy nó từ dưới gầm giường bò ra, thế là anh bồng đứa bé lên, tuy là trên mình em cũng có dính máu, nhưng em không có bị thương tích gì. Anh rất lấy làm lạ, chẳng biết việc gì đã xảy ra, anh nhìn kỹ lại con chó, thấy đùi của nó đã bị mất một mảng thịt, còn kế bên là một con chó sói, miệng nó đang gậm miếng thịt của con chó.
À, thì ra con chó nhà đã cứu tiểu chủ nhân, lại bị chủ nó giết nó một cách tàn nhẫn dã man, oan uổng, đây đã là một sự ngộ nhận (hiểu lầm) hết sức là đau lòng của con người.

Ghi chú : Việc hiểu lầm, con người ta thường vì không hiểu nhau, không có lý trí, không chịu nhẫn nại,khiếm khuyết về suy nghĩ, không chịu tìm hiểu đối phương từ nhiều phương diện, để phản tỉnh chính mình, lại vì não trạng bị quá xung động, trong tình huống vô ý thức mà phát sinh. Sự ngộ nhận ở điểm khởi đầu, là cứ nghĩ đến cái sai cái quấy ngàn lần vạn lần của đối phương. Vì vậy, đã làm cho sự ngộ nhận càng lúc càng thêm sâu đậm, đưa đến việc không thể hóa giải được. Con người phát sinh sự ngộ nhận đối với loài vật , mà đã có cái hậu quả ghê gớm, nghiêm trọng như vậy; nếu đây là sự ngộ nhận giữa con người và con người, chắc chắn là khó mà tưởng tượng nổi hậu quả, có khi trở ngược hại chính mình.

2. ĐINH TỬ (Cây đinh)
Có một cậu bé trai có tật xấu là ưa nổi nóng quạu quọ, vì vậy, cha cậu đã đưa một túi đinh, bảo cậu mỗi khi nổi nóng quạu quọ thì hãy đóng một cây đinh lên trên bờ rào phía sau vườn nhà. Ngày thứ nhứt, cậu đóng được 37 cây đinh. Từ từ, mỗi ngày số đinh được đóng lên bờ rào mỗi ít đi. Cậu cũng nhận thấy mình đã khống chế phần nào tật xấu, cũng như cái việc đóng những cây đinh có hơi dễ dàng.
Cuối cùng, có một ngày kia cậu bé này cũng thấy là mình vẫn đủ nhẫn nại để không nổi lên cái tật xấu nóng nảy quạu quọ nữa, bèn báo cho cha nó biết việc này.
Cha cậu lại bảo, bắt đầu từ nay, mỗi khi khống chế được tật xấu thì hãy nhổ bỏ một cây đinh. Ngày ngày trôi qua, sau cùng cậu báo cho cha hay là đã nhổ hết những cây đinh rồi. Người cha nắm tay con trai, cùng đi ra sau vườn nhà và nói rằng: Con của cha, con ngoan lắm, con làm rất hay. Nhưng hãy nhìn những lỗ đinh trên bờ rào: bờ rào này không thể hồi phục được nguyên trạng nữa. Một khi con nổi nóng thì những lời nói của con cũng giống như những cái lỗ đinh này, chúng đã để lại những vết hằn. Giả dụ như con dùng dao đâm người ta một dao, thì bất luận là con đã nói bao nhiên lần những lời tạ lỗi, vết thương đó vẫn sẽ vĩnh viễn còn đó.
Những lời nói (xóc óc) nhức nhối cũng ví như sự nhức nhối thực tại, không làm sao chấp nhận được (dù đó chỉ là lời nói).
Ghi chú: Giữa người và người với nhau, thường do cố chấp bởi những lỗi lầm giữa đôi bên, đã tạo nên những thương tổn vĩnh viễn cho nhau.
Nếu mọi người trong chúng ta đều có thể tự mình làm, bắt đầu có thái độ khoan dung đối với mọi người, bạn nhất định sẽ nhận được những kết quả tốt mà bạn không hề nghĩ tới... Giúp mở cánh cửa sổ cho người ta, cũng là để cho chính mình nhìn thấy được một không gian hoàn chỉnh hơn.




3. THẢ MẠN HẠ THỦ (Xin hãy chậm xuống tay)

Đại đa số các cộng sự viên đều rất phấn khởi, vì khu làm việc này vừa đổi lại một viên quản đốc mới, nghe nói ông này rất có khả năng, đặc biệt được đưa đến đây để chỉnh đốn nghiệp vụ và nhân sự. Ấy thế mà, cứ một ngày rồi một ngày trôi qua,ông quản đốc mới này chẳng làm gì hết, mỗi ngày đều có những quà cáp được đưa vào văn phòng, ông vẫn "trốn" luôn trong đó, ít khi nào chịu ra ngoài, cái thành phần bất hảo ở khu này càng lộng hành tác oai tác quái dữ hơn.
"Ông ta đâu có phải là người có khả năng! Ông chỉ là một lão già tốt và nhu nhược, so với quản đốc trước còn dễ bị người ta ăn hiếp nhiều hơn" !
Bốn tháng trời trôi qua, các cộng sự viên đang trong tình trạng thất vọng đối với ông quản đốc hiền hòa mềm yếu này.
Một ngày kia, bỗng dưng ông ta "diễn oai" đối với cái thành phần bất hảo kia, dần dần đều bị ông bứng từng tên một, cho về vườn "đuổi gà", còn những người có khả năng đều được ông cất nhắc cho thăng tiến. Xuống tay vừa nhanh, vừa chính xác, đối với bốn tháng "bảo thủ" đã biểu hiện vừa qua, nay ông rõ ràng là một nhân vật cứng rắn và cương quyết, hoàn toàn khác xưa.
Trong tiệc liên hoan cuối năm, sau khi đã qua ba tuần rượu, ông quản đốc mới bèn thố lộ tâm tình :
"Tôi nghĩ là cái nhìn của các bạn đối với tôi trong những ngày vừa mới nhậm chức, và sau khi tôi khai đao múa búa trừ hại, nhất định là có những thắc mắc phải không? Xin hãy nghe tôi kể lại một câu chuyện, các bạn sẽ hiểu ngay:
"Tôi có một người bạn, ông ta mua một căn nhà có cả một vườn cây hoa thảo, khi mới dọn vào, ông ta liền chỉnh đốn, tất cả những hoa thảo cây cối, đều được làm sạch hết, để trồng lại những bông hoa mới. Có một ngày kia, người chủ nhà cũ đến thăm, mới vừa bước vào cổng, ông giựt mình hỏi rằng:
"Những cây hoa quý Mẫu Đơn giờ đâu mất hết rồi"?
Bạn tôi bấy giờ mới hiểu ra là chính mình đã triệt hạ hết những cây Mẫu Đơn quý mà mình tưởng chúng là những hoa rừng cỏ dại. Sau này, ông ta lại mua thêm một căn nhà nữa, tuy là vườn cây hoa cỏ tạp nhạp, ông vẫn "án binh bất động". Quả nhiên trong mùa Đông cứ ngỡ là những cây rừng cỏ dại thì, mùa Xuân lại nở hoa dầy đặc xinh tươi; trong những ngày Xuân ngỡ là cỏ dại thì, mùa Hạ lại hiện ra những tấm thảm gấm hoa tươi mát; và trong nửa năm chẳng động tịnh gì đến những loài cây nho nhỏ, thì những ngày Thu đã đỏ hồng những chiếc lá dễ thương. Mãi cho đến cuối Thu, ông mới thực sự thấy được những loài cây cỏ vô dụng, và bắt đầu dọn dẹp sạch sẽ, đồng thời giữ lại những loài hoa thảo mộc thật sự trân quý. Nói đến đây, ông quản đốc bèn nâng ly :
"Xin cho tôi kính tửu các vị ở đây, vì các vị cũng như là những hoa mộc ở trong "vườn hoa" công ty này, các bạn đã là những cây trân quý trong đó, những cây trân quý này không thể nào trong năm mà có thể đơm bông kết trái hết được, cần phải trải qua một thời gian dài mới có thể nhận ra được. "


4. KHOAN DUNG (Đại lượng bao dung)
Đây là một câu chuyện về một anh chiến binh, người vừa trở về từ chiến trường Việt Nam . Từ San Francisco, anh điện thoại về cho cha mẹ anh và báo tin rằng:

"Con đã về rồi, con xin có một thỉnh cầu. Con muốn dắt theo một người bạn đồng hành cùng về nhà mình".
"Dĩ nhiên là được"!
Ba má anh đáp,
"Ba má rất vui mừng được gặp bạn con".
Người con lại tiếp tục
"Nhưng có một việc con cần phải thưa trước cho ba má rõ, bạn con đã bị thương từ chiến trường Việt Nam, bị mất đi một cánh tay và một cái chân, hiện tại bạn con chẳng có nơi để nương tựa, con muốn đem bạn về cùng sinh hoạt chung với gia đình mình". "Con ơi, thật là điều đáng tiếc, có thể chúng ta giúp tìm một nơi cho nó được an thân sinh sống".

Cha anh lại nói tiếp
"Con ạ, chắc con chẳng biết là con đang nói gì phải không? Như bạn của con là một người tàn phế, hẳn là chúng ta phải mang một gánh nặng trách nhiệm lớn đó con. Chúng ta lại phải đối diện với những khó khăn trong cuộc sống của chính mình trong tương lai, không thể vì nó mà làm ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của gia đình mình. Ba đề nghị với con là hãy về nhà trước và hãy quên người bạn đó đi, tự nó nhứt định cũng sẽ tìm được một nơi dung thân mà con".
Nói xong ông liền cúp điện thoại, từ đó hai ông bà không nhận được tin tức gì từ người con nữa. Vài ngày sau, hai ông bà nhận được điện thoại của cảnh sát San Francisco báo cho hay là, con trai ông đã té lầu chêt rồi. Cảnh sát tin rằng đây chỉ là chuyện đơn thuần tự sát mà thôi. Thế là hai ông bà gấp rút bay qua San Francisco, nhờ cảnh sát đưa đi nhận diện di thể của con mình. Đúng rồi, chính là con mình đây, không sai, điều hết sức ngạc nhiên ở đây là con trai của mình, tại sao lại chỉ có một cánh tay, và cũng chỉ có một cái chân mà thôi.
Cha mẹ trong câu chuyện này cũng như trong đại đa số chúng ta hầu hết đều giống nhau. Cùng những người, với sự ưa thích về diện mạo xinh đẹp, hoặc giả là nói năng duyên dáng và dí dỏm, thì lại có thể chấp nhận quá dễ dàng, thế nhưng để ưa thích những sự việc mà có thể gây bất tiện, hoặc là làm cho chúng ta không vui thì lại rõ ràng là một điều khó lòng mà chấp nhận được.
Chúng ta thường là chấp nhận sự kiên trì, xa lánh những người không có được sự khỏe mạnh, tốt tướng hoặc thông minh như chúng ta. Tuy nhiên cũng có một số người thì lại nhân từ hơn chúng ta rất nhiều. Họ không bao giờ oán than hay hối tiếc khi họ thương yêu chúng ta, cho dù là chúng ta bị tàn phế ở mức độ nào đi chăng nữa, họ vẫn mở rộng vòng tay đón nhận chúng ta.

Đêm nay trước khi vào giấc ngủ, ta hãy thử tiếp nạp tha nhân, bất luận họ là những con người như thế nào, hãy dùng cái tâm để hiểu dùm cho giữa những khác biệt của họ và của ta. Mỗi một con người đều có tàng ẩn trong tâm một món đồ quý giá thần kỳ, đó là "Tình Bạn". Bạn không thể nào biết được Tình Bạn đó sẽ phát sinh bằng cách nào, và vào lúc nào, nhưng bạn chắc chắn phải biết rằng Tình Bạn sẽ mang đến cho chúng ta một món quà rất đặc biệt trân quý.

Bạn hiền có thể ví như là một bảo vật quý hiếm. Bảo vật này mang lại cho chúng ta những nụ cười, khích lệ chúng ta thành công. Họ (bạn hiền) lắng nghe tiếng nói từ nội tâm của chúng ta, cùng chúng ta chia sẻ từng câu khen tặng tốt đẹp hay lời chê bai chỉ trích xác đáng .. Trái tim của họ lúc nào cũng vì chúng ta mà rộng mở. Bây giờ xin hãy nói với bạn bè của bạn là, bạn đã có rất nhiều ưu tư, và rất cần đến họ, bạn không thể thiếu họ được.


Vậy thì, trước khi có một sự phán đoán hoặc quyết định đối với bất cứ người nào,
Đầu tiên, hãy nghĩ xem, đây có thể là một sự
"Ngộ Nhận" (hiểu lầm hoặc sai lầm)?
Kế đó là, ta có cần phải đóng một cây đinh
"Đinh Tử"?
Và nếu có thể thì, xin hãy chậm xuống tay
"Thả Mạn Hạ Thủ",
Bởi vì, lúc mà bạn có sự
" Khoan Dung " (Đại lượng bao dung) đối với ngưòi khác, cũng tức là lúc mình đã "Khoan Dung" với chính mình.

--

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2012

Chủ Nhật, 9 tháng 9, 2012

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN

Hôm nay ngày tháng cửu trùng (9/9)
Đôi dòng tâm sự ngỏ cùng anh em
Lâu ngày mở blog ra xem
Chỉ toàn tin củ không thêm bài nào
Nay xin phát động phong trào
Việt, Biên, Thanh, Bảo cùng Cao Thanh Hà
Anh em chung một mái nhà
Tham gia bài viết, gọi là giao lưu
Năm ba chưa đến tuổi hươu
Mà sao các bạn biếng lười vậy he ???
Đã đến lúc báo động đỏ, gọi khẩn cấp 113, ấn vào số phone ở hình trên

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

TÂM SỰ CỦA MỘT CẬU BÉ CHUẨN BỊ VÀO LỚP 1

Chỉ còn 3 hôm nữa là tổng khai giảng năm học mới, hãy lắng nghe tâm sự của một cậu bé chuẩn bị vào lớp 1 ...