Nơi giao lưu của Cựu học sinh Trần Cao Vân Tam Kỳ Quảng Nam Khóa 75-78. Nơi xả stress sau một ngày làm việc căng thẳng. Nơi 8&8

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

" BÉN LẤM "

Năm cô ngâm nước tắm tiên
Cười tươi duyên dáng, diệu hiền, đáng yêu
Bên sông có một thằng liều
Giơ tay bấm lén còn kêu "chụp nè!"
                       Bê ta

Tục tắm tiên của người vùng cao


Đến Tây Bắc, bên con sông Nậm Nhé, ta có thể nhận ra bản Thái qua những đặc điểm như cọn nước, cối nước, những điệu múa xoè liên tu bất tận và cả những mó nước yên bình kín đáo, nơi những cô gái dân tộc Thái thả mình vào dòng nước thiên nhiên mát lạnh.

Thật khó tưởng tượng nổi khi trên các khe nước, suối nguồn của Mường Pồn, Mường Lay, Mường Tè, thị xã Lai Châu mất đi bóng dáng của con gái Thái đi "tắc nặm" (vác nước), "pây áp nậm" (đi tắm suối)? Nếu thế thì khác gì núi rừng Tây Bắc không còn hoa ban. Người Thái rất coi trọng những nguồn nước xung quanh họ và coi đó như một sản vật linh thiêng mà thần linh ban tặng. Những nét sinh hoạt của người Thái đều gắn liền với dòng nước từ giã gạo, ăn uống, giết mổ và cả việc tắm táp.
Con gái Thái rất kín đáo nhưng giỏi giang, nếu bạn lên Lai Châu sẽ gặp không ít các cô gái Thái lái máy cày làm đất trên cánh đồng Mường Thanh, hướng dẫn thăm hầm Ðờ Cát và giao dịch đổi ngoại tệ cho du khách ở sân bay Ðiện Biên Phủ.

Một hình ảnh rất ấn tượng khác đôi khi gặp là các cô gái Thái mặc đẹp đi lao động và vai trần, váy cạp lửng bầu vú khi về nhà. Dù đi xúc cá hay vác xẻng vạt bờ ruộng thì lúc về nhìn họ vẫn sạch sẽ tinh tươm, duyên dáng bởi suối mát đã đem lại sảng khoái và tôn lên vẻ đẹp của họ sau một buổi lao động.

Ðầu mỗi bản Mường ven lối mòn đều có ống bương dẫn nước từ khe suối và mỗi con suối đều có bến tắm riêng dành cho phụ nữ - không che chắn, nhưng có lẽ đã thành lệ: không có người đàn ông nào dám bước vào thế giới riêng dành cho phụ nữ. Trước đây lúc đi tắm, con gái Thái thường vác theo ống bương nước lá thơm để tráng người - bây giờ đã được thay thế bằng xà phòng thơm. 
Gái đẹp 3 miền
Vào chiều tà nóng nực dọc suối Nậm Lay - con suối từ Mường Tùng chảy dọc Mường Lay và thị xã Lai Châu thường hay gặp cô gái váy cuốn đội đỉnh đầu tắm tiên phơi mình trên dòng suối mát. Nếu bạn "vô tình" phải lội qua gần chỗ tắm, họ sẽ thả váy xuống dần theo mực nước - cạp váy lửng lên bờ.

Thật là tài tình, ngay từ những bước đầu tiên lội xuống dòng nước suối trong vắt, chiếc váy xoè dần được nâng lên theo nhịp chân bước. Nước dâng lên đến đâu, chiếc váy được vén dần lên đến đó cho đến khi toàn bộ cơ thể đều được dòng suối nhẹ nhàng bao bọc lấy thì váy áo sẽ nằm trên đỉnh đầu.
Dòng nước trong vắt chảy nhẹ nhàng chỉ vừa đủ để khiến mặt suối lăn tăn gợn sóng như muốn ngăn những ánh mắt tò mò của những chàng trai bản vô tình đi ngang.

Có khi các cô gái có thể vừa tắm vừa trò chuyện với những người trai bản bơi lội trong mó nước gần đó mà không hề e sợ phơi lộ những bí mật tạo hóa ban tặng. Đến khi tắm xong, váy áo rất hiếm khi bị ướt mà cơ thể thì đã được tắm táp thoả thích trong dòng nước mát. Váy áo lại được thả dần xuống theo bước chân cô gái Thái lên và tới gần bờ thì trang phục đã gần như chu chỉnh hoàn toàn, váy được khéo léo cuốn lên ngang ngực.

Lúc này mái tóc mới được quan tâm đến, cô gái cúi gập người bên suối mà rũ tóc, quay tóc trong làn nước trong lành tinh khiết như pha lê. Sau này, khi làn sóng ăn mặc hiện đại tràn đến những thôn bản người Thái, họ vẫn giữ thói quen nguyên cả người xuống tắm chứ không một tòa thiên nhiên như những dân tộc khác quanh miền Tây Bắc.

Tắm tiên ở Tây bắc có lẽ là một nghệ thuật mà người con gái dân tộc Thái được học ngay từ khi bắt đầu biết khép nép thẹn thùng. Vẻ đẹp chân chất, trong sáng đến mức thánh thiện của các cô gái Thái đã trở thành nguồn đề tài và cảm hứng vô tận cũng như làm nên sức sống cho bao tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa…

Nhiều áng văn thơ, ca khúc như: Tiễn dặn người yêu - (trường ca dân tộc Thái), Nhớ vợ, Em tắm, đều lấy bối cảnh sông suối để ca ngợi vẻ đẹp của người con gái Thái. Bài thơ Em tắm của Bạc Văn Ùi, dân tộc Thái, được bình chọn là một trong 100 bài thơ hay nhất của thế kỷ hai mươi:
Sao anh lại rình
Trộm xem em tắm
Da của em ngần trắng
Da của mẹ, của cha
Tay của em lấm lem
Tay của than của bụi
Tay của rừng của núi
Tay của đất của nương
Em tắm xong lại sạch
Vẫn ngát thơm hoa rừng
Da của em trắng ngần
Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem
Em tắm suối giữa mường
Tắm trong mối yêu thương
Có anh đang đứng giữ
Chớ để Tây đến mường
Ở một nơi khác: người Thái ở Tú Lệ (Yên Bái) ngày nay vẫn giữ nét sinh hoạt truyền thống tắm hồn nhiên bên dòng suối Tú Lệ và trở thành những nàng tiên giữa trời đất.

Lữ khách tới đây cũng có thể cùng tắm, các chàng trai cũng được phép tắm chung, được hòa mình vui đùa giữa thiên nhiên, nghỉ ngơi hay thư giãn. Tuy nhiên tuyệt đối phải giữ khoảng cách và không được có những hành vi xấu, nếu không sẽ bị trai bản và chính quyền trừng phạt.
Không chỉ ở Tây Bắc mà ở nhiều vùng cao khác, cả ở Tây nguyên: phụ nữ vẫn khỏa trần tắm suối sau buổi lao động cực nhọc trên rẫy. Ở nhiều nơi vào buổi chiều tà, hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá lớn rồi hồn nhiên trút xiêm y như chốn không người. Các sơn nữ phơi làn da trắng ngần ngồi trên tảng đá, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích, đó thực là một bức họa thiên nhiên tuyệt tác. Nhìn từ xa mọi thứ đều mờ ảo trước mắt, chỉ có làn da của các sơn nữ là nổi bật giữa cảnh hoang sơ chập choạng trong bóng chiều tà... khiến dòng suối già nua, trầm mặc cũng trở nên lung linh, huyền ảo. Nếu tình cờ xuất hiện người lạ, các sơn nữ vơ vội quần áo mặc ngay dưới nước hoặc núp sau những tảng đá.
< Sự soi mói của những người thành thị...

Văn minh ngày nay đã vào tận những bản làng xa xôi hẻo lánh cộng với những ánh mắt tò mò của người miền xuôi khiến nhiều phong tục, tập quán của đồng bào mất đi, trong đó, tục tắm suối cũng mai một rất nhanh.

Mà cũng phải: người miền xuôi tò mò, trố mắt nhìn đăm đăm rồi chụp ảnh phổ biến trong cộng đồng kèm với những dòng bàn tán không mấy hay ho.

Chính cái sự quá đà này đã khiến người vùng cao ngày nay kín đáo hơn, tránh né hơn khi tắm tiên. Giờ đây, tìm được một con suối, nơi mà các thiếu nữ khỏa tấm thân ngọc ngà trong làn nước trong mát hiếm dần.
Có lẽ tắm suối đã góp phần làm nên bản sắc văn hóa dân tộc cần bảo tồn. Suy cho cùng thì loại trừ suy nghĩ dung tục, có lẽ “tắm tiên” là phương pháp tốt nhất để con người hòa mình với thiên nhiên một cách trọn vẹn nhất, ai tắm mà không phải khỏa thân?

Ở thành phố: người đông đúc, nhà san sát nhau nên trong một cắn hộ có đầy đủ các tiện nghi từ nhà vệ sinh, nhà bếp đến nhà tắm... thì giữa chốn rừng núi bao la ít người: nhà tắm là một con suối trong vắt chảy từ đỉnh cao khác gì một phòng tắm đầy đủ tiện nghi giữa thiên nhiên hoang sơ hùng vĩ?
< Tắm tiên không chỉ ở Tây bắc mà vẫn vòn ở Nghĩa Lộ, Tú Lệ...

Nếu trân trọng phong tục cổ truyền, nếu biết nhìn sự việc dưới ánh mắt nghệ thuật, biết chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc, Tây nguyên trong một chiều các cô sơn nữ tắm tiên thì bạn sẽ thấy lòng mình trong sáng, thanh cao hơn như được hòa mình cùng đất trời và người của vùng cao huyền thoại.
 
Người ta vẫn kháo nhau, lên Tây Bắc mà xem con gái Thái tắm tiên. Con gái Thái da trắng như hoa ban, uyển chuyển với những đường cong tuyệt mỹ. Con gái Thái dịu dàng, hiền thục… Mới nghe có vẻ như thô và phàm tục, nhưng với những người đã từng ở Tây Bắc, hoặc am hiểu văn hóa Thái thì cảnh con gái Thái tắm tiên là một phần không thể tách rời trong văn hóa Thái và nếu thiếu cảnh trữ tình, nên thơ ấy, suối ngàn Tây Bắc sẽ kém đi vẻ lung linh huyền ảo. Tây Bắc sẽ phần nào kém đi vẻ đẹp dung dị nhưng vô cùng lãng mạn, nên thơ.
Người ta đi ngắm các cô gái hòa mình với thiên nhiên đậm chất hoang sơ và huyền thoại như ngắm ánh bình minh trong sương sớm, ngắm hoa ban khoe sắc mùa xuân, hay thả hồn trong một tiếng chim lảnh lót đầu non, chẳng khác nào được nồng say trong vũ điệu xòe, hay lâng lâng trong men rượu cần ngọt lịm, một điệu khắp trữ tình… để rồi tự lúc nào thấy mình trong sáng hơn, biết trân trọng nâng niu những gì mà tạo hóa đã ban cho con người, giúp con người hướng thiện hơn, có thêm nghị lực, niềm tin, vươn lên trong cuộc sống.
Các cô gái Thái ngay từ lúc còn nhỏ đã được các bà, các mẹ dạy cho cách thắt khăn nơi thắt lưng – xài yêu để có được thân hình tuyệt đẹp theo tiêu chí: Eo kíu manh po – nghĩa là thắt đáy lưng con tò vò, giống như thắt đáy lưng ong của các cô gái miền xuôi. Còn mái tóc luôn được chăm chút gội bằng các loại lá thơm như hương nhu, sả, bồ kết… và chải chuốt bằng nước vo gạo nếp. Lại được tắm mình trong không khí trong lành của thiên nhiên hùng vĩ, bởi vậy cô gái Thái nào cũng cao ráo, trắng hồng, mái tóc đen dài mềm mại.
Không những thế, các cô còn rất giỏi trong những công việc nội trợ như làm ruộng, quay xa, thêu thùa, dệt vải, múa xòe… mà những câu dân ca Thái đã miêu tả được phần nào: Nướng quả ớt thơm mùi đĩa chéo Đụng vào khung cửi vải thành hoa Tung nắm tấm thành ra đàn gà…, Úp bàn tay trái đã thành hoa đào Ngửa bàn tay phải đã thành hoa tươi đất Mường Hỏ Ngồi xổm thêu được thành hình chim phượng hoàng Ngồi nghiêng quay sợi thành chùm hoa so se (dân ca Thái).
Vẻ đẹp chân chất, trong sáng đến mức thánh thiện của các cô gái Thái đã trở thành nguồn đề tài và cảm hứng vô tận cũng như làm nên sức sống cho bao tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa… Bởi vậy, khi ngắm các cô gái Thái dịu dàng trong trang phục truyền thống: váy đen bó sát người, xửa cỏm – áo ngắn lung linh đôi hàng mák pém – cúc bạc hình bướm, khăn piêu bồng bềnh trên đầu như áng mây xuân sớm tôn sắc hồng má đào thiếu nữ, một dải khăn xanh là điểm nhấn nơi thắt lưng và dây xà tích bạc buông lơi bên hông, mỗi người đều như thấy ngân rung trong lòng một cảm giác thanh cao trước một vẻ đẹp hoàn mỹ đến mức thật khó đặt tên, cứ dư ba trong lòng người và chợt thổn thức dâng dâng trong ký ức mỗi khi xa nhớ về Tây Bắc… Sau mỗi buổi lao động về, các cô gái nghỉ chân bên suối, làn nước mát lành làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần của mẹ, của cha và tinh hoa của núi ngàn chung đúc hàng ngàn năm mới có được. Bao nỗi mệt nhọc trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Nếu các chàng trai thường chọn nơi vực sâu, nước xiết để vẫy vùng thỏa sức trai thì các cô gái lại tìm nơi dòng chảy nông hơn, kín đáo. Các cô quay mặt vào bờ, ý tứ cởi cúc áo, chiếc váy lúc này được kéo cao che kín khuôn ngực thanh tân, lội xuống nước tới đâu váy được nâng dần lên đến đó. Cho đến khi dòng nước đủ che kín thân mình, các cô gái khéo léo quấn chặt váy trên đầu như một bông hoa, dù bơi lội, đùa nghịch, chiếc váy vẫn không thể rơi được. Thân hình tuyệt mỹ của các cô gái ẩn hiện dưới dòng nước biếc, thực đấy mà ảo đấy. Các cô hồn nhiên té nước, trong ánh chiều Tây Bắc, từ những bàn tay như bông hoa ban huyền thoại tung lên muôn ánh cầu vồng.
Dòng suối như lòng mẹ ôm ấp vuốt ve tấm thân tuyệt mỹ, sỏi đá nơi lòng suối thêm rạng ngời ngần trắng, chim rừng ngưng hót, gió như ngừng thổi, chỉ còn xanh ngắt đến thẫn thờ ngàn con mắt lá của đại ngàn. Tất cả như lặng đi trước kiệt tác của núi ngàn Tây Bắc…
Những dòng suối của khắp vùng Tây Bắc thường có những cái tên vô cùng thơ mộng, chở đầy khát vọng về cuộc sống ấm no hạnh phúc, về tình yêu trắng trong chung thủy: Suối Tiên, Suối Mơ, Suối Xuân… Không biết có phải từ khi các cô gái Thái khỏa mình trong dòng biếc, những dòng suối già nua trầm mặc chợt nhận ra mình có một trái tim và tâm hồn trẻ trung, để rồi cứ mộng mơ, khao khát một cuộc sống bình dị, yên vui – ước mơ cháy bỏng của bao đời? Để rồi những ai được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của suối nguồn Tây Bắc trong một chiều các cô gái Thái tắm tiên, chợt thấy mình trong sáng hơn, thanh cao hơn, như được hòa mình cùng đất và người của Tây Bắc huyền thoại…

 

Sơn nữ tắm tiên – tuyệt tác núi rừng ở Phú Thọ Hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá lớn, rồi hồn nhiên trút xiêm y, như thể là chốn không người. Các tiên nữ phơi làn da trắng ngần ngồi trên tảng đá, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích. Đó thực là một bức họa thiên nhiên tuyệt tác.
Con đường vào bản Bến Thân (Đồng Sơn, Phú Thọ) nhầy nhụa bùn đất, cheo leo dốc ngược. Ngày trước, để vào Bến Thân, không có cách nào khác là cuốc bộ gần chục km. Con đường đang được một đơn vị lâm nghiệp của tỉnh mở để vận chuyển nguồn nguyên liệu ra ngoài.
Thế nhưng, đi được một đoạn, tôi đành phải vứt xe máy bên vệ đường, rồi cuốc bộ hơn giờ đồng hồ mới vào tới Bến Thân. Cơn mưa bất chợt đã khiến con đường trở thành bãi sình lầy bùn đất nhão nhoét, trơn trượt không thể đi nổi.
Bến Thân hiện ra với vài nóc nhà co cụm dưới thung lũng, chìm nghỉm trong sự bao bọc của rừng rậm.
Bến Thân là bản của người Dao, là nhóm người di cư từ Sơn La về lập bản từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Hiện Bến Thân vẫn chưa có điện, nhà nào khá giả thì sắm máy thủy điện cá nhân, thắp vài bóng phập phù. Đại đa số vẫn dùng đèn dầu như người miền xuôi mấy chục năm trước. Theo Phó Chủ tịch xã Hà Thanh Vận, chính vì cuộc sống tự cung, tự cấp giữa rừng già, ít giao lưu với bên ngoài vì đường sá xa xôi hiểm trở, nên đồng bào nơi đây vẫn giữ được những phong tục tập quán cổ xưa, trong đó có tục “tắm tiên” dưới suối. Dòng suối Thân mát lành cắt con đường dẫn vào Bến Thân, chảy uốn lượn một vòng quanh bản trước khi chảy ra bản Xuân, xuống tận Lai Đồng để hòa vào sông Bứa. Cô giáo tiểu học Lý Thị Thơm đã dẫn tôi cuốc bộ nửa ngày trời để đi tìm thượng nguồn suối Thân. Dòng suối này chảy ra từ bụng dãy núi đá vôi hùng vĩ.
Cô giáo Thơm cùng tôi chui vào một hang động khổng lồ, đi miên man mãi không hết lòng núi. Có một dòng sông ngầm chảy ào ào trong bụng dãy núi đá vôi đó. Con suối Thân nhận nước từ lòng núi, nên mát lạnh trong mùa hè và ấm áp trong mùa đông. Nước trong đến nỗi, những vũng nước sâu vài mét vẫn nhìn thấy con cua đá đang bò lổm ngổm.
Chị Lý Thị M, người đàn bà góa chồng, ở tuổi ngót 40 vẫn đẹp rực rỡ như một bông hoa rừng nhẹ nhàng cởi chiếc gùi trên lưng, trút bộ quần áo lấm lem rồi hồn nhiên khỏa mình dưới dòng nước trong mát. Làn da trắng ngần lấp lánh, sóng sánh trong làn nước phản chiếu ánh mặt trời. Tôi nhảy lên một tảng đá chụp ảnh lia lịa. Người đàn bà hai con này bẽn lẽn giấu kín mình sau vạt áo, đôi má chợt ửng đỏ. Chị bảo: “Mình già rồi, đừng chụp ảnh nữa, xấu hổ lắm. Nếu nhà báo muốn chụp hình thì chiều mình dẫn nhà báo lên bến tắm, ở đầu nguồn suối Thân, cuối bản cơ. Ở bến tắm đó nước trong vắt, mới có nhiều người đẹp”.
Khi mặt trời đã bắt đầu ngấp nghé đỉnh núi, hoàng hôn đỏ rực trên những mỏm núi gần núi xa. Bóng tối đã bắt đầu chìm ngập dưới các thung sâu.
Đứng trên sườn núi nhìn xuống, thấy từ những con đường mòn vắt vẻo trên sườn núi, từng đoàn người vác cuốc xẻng, gùi nặng trên vai đổ về bến tắm ở cuối bản. Tôi và chị Mai lội bộ ngược suối, đến một tảng đá lớn, bến tắm là một bãi đá rộng mênh mông, nơi dòng suối Thân lắng nước từ thượng nguồn đổ về, rồi mới tiếp tục chảy xuống hạ nguồn.
Hàng chục sơn nữ bỏ công cụ lao động trên những tảng đá lớn, rồi hồn nhiên trút xiêm y, như thể là chốn không người. Các tiên nữ ngồi trên tảng đá, phơi làn da trắng ngần, khua chân dưới nước, nói cười rổn rảng, khiến cảnh đại ngàn âm u trở nên đẹp như một câu chuyện cổ tích.
Khi đó, tiếng chim rừng ngừng hót, đàn vượn cãi nhau chí chóe trên núi Lìu cũng im bặt. Hình như, gió cũng ngừng thổi. Nhìn từ xa mọi thứ đều mờ ảo trước mắt, chỉ có làn da của các sơn nữ là nổi bật giữa cảnh âm u, nhập nhoạng của chiều tà. Dòng suối Thân già nua, trầm mặc cũng trở nên lung linh, huyền ảo. Cách bến tắm của các sơn nữ, có một bãi tắm của “sơn nam”. Điều kỳ lạ là bãi tắm của đàn ông Bến Thân rất kín đáo, được che kín bởi những lùm cây, những tảng đá lớn, mà nếu không đến gần, thì sẽ không nhìn thấy gì cả. Hơn nữa, đàn ông Bến Thân không khỏa trần hoàn toàn như các sơn nữ. Trong khi đó, các sơn nữ đều khỏa trần 100% và hồn nhiên nô đùa giữa thanh thiên bạch nhật.
Trong khi ngồi quan sát, tôi nhận thấy, đàn ông Bến Thân vào bãi tắm đều đi lối khác, và khi tắm xong, họ lại vòng lối khác để về, chứ không xuôi suối Thân, qua bến tắm của các sơn nữ để về bản. Chị Mai bảo, sở dĩ chị em phụ nữ Bến Thân tắm trần truồng một cách vô tư thoải mái như vậy là vì đàn ông nơi đây không có “thói” nhìn trộm người tắm bao giờ. Theo chị Mai, mặc dù các sơn nữ hồn nhiên tắm tiên như vậy, nhưng nếu xuất hiện người lạ, họ lập tức trốn sau tảng đá, hoặc dìm sâu dưới nước rồi mặc quần áo lại.
Trời tối, đứng quan sát từ xa, không thể nào chụp ảnh được, nên tôi cùng Mai “đánh liều” đi qua bến tắm tiên của các sơn nữ Bến Thân. Thấy người lạ, các sơn nữ vơ vội quần áo mặc ngay dưới nước, rồi núp sau những tảng đá nhìn tôi như người ngoài hành tinh. Một số sơn nữ cẩn thận, sợ có người lạ bất chợt đi qua thì quấn váy trên đầu trong khi tắm. Khi phát hiện ra người lạ, người đẹp tắm tiên chỉ việc gỡ váy trùm kín cơ thể, rồi nàng hồn nhiên lên bờ mặc quần áo. Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hữu Nhàn (Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ) là người đã có mấy chục năm ăn rừng ngủ thác nghiên cứu phong tục tập quán đồng bào ở Thanh Sơn và Tân Sơn. Ông luôn đau đáu với những giá trị văn hóa của vùng đất bản bộ Vua Hùng.
Theo ông Nhàn, cũng như nhiều tập tục khác, tắm suối là nét văn hóa có từ hàng ngàn năm trước. Sau mỗi buổi lao động mệt nhọc trên nương, các bà, các chị, các em đều trầm mình tắm gội dưới suối trước khi về nhà. Làn nước mát lành làm sạch sẽ bụi bặm, trả lại nước da trắng ngần mà núi rừng và tạo hóa hàng ngàn năm mới tạo nên được. Sau buổi tắm suối, bao nỗi mệt nhọc trôi theo dòng nước, con người như được tiếp thêm nguồn năng lượng mới.
Do đó, theo ông Nhàn, việc bảo tồn nét văn hóa này cũng là điều cần thiết.
Tôi chợt khi nghĩ rằng, chỉ thời gian không xa nữa, con đường vào Bến Thân hoàn thành, người miền xuôi và đồng bào Bến Thân sẽ có sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ. Và rồi, nhiều phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào nơi đây sẽ mất đi. Bến tắm cũng sẽ vắng bóng tiên nữ, giống như bến tắm ở bản Xuân và Lai Đồng thuở nào.
Theo Phạm Ngọc Dương / VTC News

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

  Bài thơ ĐÔI MT NGƯỜI SƠN TÂY ca Quang Dũng được người yêu thơ thuc nm lòng.Cũng là tên mt bài hát ni tiếng ca  nhc sĩ Phm đình Chương,mà người yêu nhc còn mi mê na thế k qua
   Quang Dũng là nhà thơ thời tiền chiến,có nhiều bài thơ hay,trữ tình như :Tây Tiến,Đôi Bờ...nhưng Đôi mắt người Sơn tây là một bài thơ được nhiều người ái mộ.Bài thơ nói lên cuộc gặp gỡ đượm màu chia ly giữa nhà thơ với người con gái trong thời loạn lạc,một thoáng quen nhau và chia tay giã biệt,một cuộc tình buồn ngắn ngủi:
         Em ở thành  Sơn chạy giặc về
         Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
         Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
         Chiều xanh không thấy bóng Ba Vì

  Như vậy người con gái nầy có thể ở Sơn Tây,và đã gặp nhà thơ?Nhưng nàng là ai,? tên gì?làm gì? ở đâu?nhiều giai thoại cho rằng Quang Dũng quen người con gái Pháp (vì có câu"Mắt em dìu dịu buồn Tây Phương"),nhưng Tây Phương cũng là địa danh của tỉnh Sơn Tây ngày ấy(nay là tỉnh Hà tây) với ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng(Bài thơ các vị la Hán ở chùa Tây Phương của Huy Cận)
 Trong lịch sử Thi ca đã có nhiều thiếu nữ làm ngẩn ngơ bao người thưởng ngoạn, luôn cả các văn nhân thi sĩ như chuyện của nàng T.T.KH tác giả bài Hai sắc hoa TiGôn hay hình ảnh người con gái trong Tống biệt hành của Thanh Tâm (...Em nhỏ thơ ngây đôi mắt biếc-Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...)đã làm các nhà phê bình tốn biết bao giấy mực.Thời kháng chiến,ngoài những bài thơ trữ tình kể trên,Quang Dũng còn có những bài thơ khác cũng hay như bài Những làng đi qua,...
   Quang Dũng là người đa tài,có thời gian nhà thơ sống bằng nghề vẽ tranh,làm nhạc công cho gánh hát...Trong kháng chiến có lần Quang Dũng tham dự cuộc triễn lãm hội họa với bức tranh tựa đề :Gốc
Bàng .Ông còn soạn cả nhạc nữa,bài Ba Vì mờ sương được nhiều người hát trong thời kháng chiến:
                     Ba Vì mờ cao
                     Làn sương chiều xa buông
                     Gió về hương thơm ngát
                     Đưa hồn về đâu...?
   Trở lại chuyện người con gái Sơn Tây,theo nhạc sĩ Phạm Duy(bạn học của Quang Dũng ở trường Thăng Long Hà Nội-Quang Dũng ngồi sau Phạm Duy hai hàng ghế ,người to con nhưng rất hiền) kể lại:Lúc Quang Dũng còn là Đại đội trưởng trung đoàn Tây Tiến đóng quân ở Hòa Bình.Vừa được nghỉ phép về thăm gia đình ở Phùng thuộc tỉnh Sơn Tây anh tạt qua nơi có tên là Kinh Đào ở gần chợ Đại thăm người tình cũ tên là Nhật,người tình này còn có một mỹ danh nữa là AKIMI,nàng có hàng cà phê trong vùng cách mạng mà ông thường hay ghé uống.Nàng chính là người đẹp Sơn Tây.nguồn cảm hứng dạt dào cho Quang Dũng viết bài Đôi mắt người Sơn Tây,ông đã tặng nàng bài thơ có câu:
                    Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
                    Em có bao giờ em nhớ thương?
    AKIMI Nhật sống cùng mẹ trong cái quán nước đơn sơ này,nhà thơ thường hay lui tới,có lần Quang Dũng sáng tác ngay một bài thơ ca ngợi nàng và dán ngay lên vách nứa:
                   Tóc như mây cuốn mắt như thuyền
                    Khuấy nước kênh đào sóng nổi lên
                    Ý nhị mẹ cười sau nếp áo
                    Non sông cùng đắm giấc mơ tiên...
Đây là bài thơ mới phát hiện sau này do bà Nhật cung cấp,bà đang định cư ở Hoa Kỳ
    Qua thơ,người thưởng thức vẫn thấy một bóng hình đẹp,lãng mạn của người con gái,tuy rằng không thấy mặt...!Có lần Phạm Duy và Quang Dũng đi xe đạp về chợ Neo,.hai người chạy song song trên đường làng,thi sĩ kể về mối tình của mình với người đẹp Akimi và đọc lên bài thơ tặng nàng:

                    Thương nhớ ơ hờ thương nhớ ai
                     Sông xa từng lớp lớp mưa dài
                    Mắt kia em có sầu cô quạnh
                     Khi sớm heo về một sớm mai
                                                   (Đôi bờ)
  Sau này chiến tranh lan rộng,Akimi theo mẹ về thành, bỏ lại ngườii xưa tan vở một mối tình .
   Tới năm 1954,nàng di cư vào Nam,sống ở Sài Gòn, một thời là kiều nữ của nhà hàng Tự Do,đến năm 1975 sang Mỹ định cư,nàng đi dể lại cho Quang Dũng một nổi nhớ ơ hờ chỉ biết :

                   Xa quá rồi em người mỗi ngã
                   Bên này đất nước nhớ thương nhau
                                    
                    Em đi áo mỏng buông hờn tủi
                    Dòng lệ thơ ngây có dạt dào  ....?

    Bài thơ càng nổi tiếng như cồn ở miền Nam khi cố nhạc sĩ Phạm đình Chương phổ nhạc qua cung thứ rất hay,trở thành phổ biến trong quần chúng qua giọng hát truyền cảm của nam danh ca Duy Trác. có người ngạc nhiên khi thấy ông phổ một lượt tới hai bài thơ trong đó:đoạn đầu là lấy Đôi bờ,phần sau là phần chính phổ từ bài Đôi mắt người Sơn Tây,rất độc đáo ,rất hiếm trong âm nhạc
    Chính người đẹp Akimi,là nguồn cảm hứng dạt dào cho những bài thơ bất tử của Quang Dũng và Phạm đình Chương là người có công đã chấp cánh tiếp cho thơ Quang Dũng bay cao ,bay xa mãi trong lòng người./.
                                                                                                 Sưu tầm

CHUYỆN VUI CUỐI TUẦN

Tuần này Bê Ta xin gởi đến hai câu chuyện tiếu cho mọi người cùng thưởng lãm :


Trong giờ Công dân Giáo dục thầy giáo hỏi Tí :
-  Đi học về nhìn thấy 2 túi rơi trên đường, một túi tiền và một túi đạo đức em sẽ nhặt túi nào ?
Tí nhanh nhẹn trả lời :
- Em nhặt túi tiền
Thầy giáo :
- Tôi biết ngay ! Chúng em bây giờ chỉ biết tiền, tiền và tiền... chẳng xem đạo đức ra gì cả ! Còn tôi, tôi sẽ nhặt túi đạo đức ngay.
Tí thơ ngây đáp lại :
-Theo em, ai thiếu cái gì thì nhặt cái ấy
Thầy giáo : !!!???

Có 3 chàng thủy thủ bị đắm tàu trôi dạt vào một hòn đảo hoang bị thổ phỉ bắt giao cho tù trưởng. Vị tù trưởng phán :
- Ba ngươi muốn khỏi phải bị ăn thịt thì mỗi người phải đi hái 10 quả trái cây trên đảo mang về đây cho ta !
Người thứ nhất mang về 10 quả táo. Vị tù trưởng bảo :
- Ngươi phải nuốt liên tục 10 quả ấy,  không được lột vỏ , không được nhăn mặt, không phun ra bằng không ta sẽ ăn thịt ngươi
Ăn đến quả thứ 5 người ấy chịu không nổi nôn ra liền bị xẻ thịt
Hôm sau người thứ hai mang về 10 quả nho. Vị tù trưởng cũng ra lệnh như thế , chàng trai hớn hở nuốt liên tục một cách dễ dàng nhưng bổng dưng đến trái thứ 9 chàng mắc cười chịu không nổi đành phun ra. Rốt cuộc cũng cùng chung số phận như người đầu tiên.
Xuống âm phủ gặp nhau người thứ nhất phàn nàn :
-Anh tệ thật có 10 quả nho mà ăn cũng không xong, tôi đây có thể ăn tới 20 trái kia.
Người thứ hai đành thú thật :
- Lúc tôi đang ăn đến trái thứ 9 bổng thấy thằng thứ ba mang về 10 trái sầu riêng !!!??? 

 

Khó thoát

Làm sao để ra khỏi chổ này,chung quanh toàn là cạm bẩy ,chông gai,ta tới số rồi,cứu ta với.!...

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

THƠ 5 CHỮ

LỜI CON TRẺ

Tôi có một thằng con
Tuổi đời còn nhỏ xíu
Sự đời chưa đủ hiểu
Tên nó là cu Bill

Hôm qua giờ ăn tối
Nó vặn hỏi vợ tôi
Giữa giàu và nghèo khó
Đố mẹ cái nào hơn ?

Vợ tưởng hỏi bông lơn
Không trả lời thằng nhỏ
Mặt nó buồn thấy rỏ
Sao không trả lời con?

Bà giúp việc làm khôn
Trả lời rằng giàu sướng
Như bà đây vất vưởng
Nên chịu kiếp làm thuê

Thằng nhỏ cười hề hề
Theo con thì lại khác
Giàu sang và nghèo mạt
Con thấy chúng bằng nhau

Vợ đành hỏi tại sao ?
Thằng cu liền lại bảo
Kẻ giàu ỷ mình giàu
Tiêu xài không thương tiếc

Còn người nghèo keo kiệt
Nhún nhịn từng đồng xu
Suốt đời tuy lam lủ
Rồi cũng sống cũng vui

Giàu xài sang mau hết
Nghèo tiết kiệm cầm hơi
Khoảng cách tuy xa vời
Nhưng cả hai là một

Lời trẻ tuy dại dột
Nhưng chí lý chí tình
Người lớn của chúng mình
Đôi khi không nghĩ tới

Ước mơ thì vời vợi
Cuộc sống thì vô thường
Mọi sự thật khó lường
Giàu sang và nghèo khó !!!

                        Bê Ta



Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

SỰ CỐ NGHỀ NGHIỆP

Đây là hình của một tay săn ảnh chuyên nghiệp Tony Thanh. Trong tất cả các cuộc họp mặt Hội Đồng Hương, cựu HSTCV v...v... anh ta đều ghi hình rất đầy đủ và đặc biệt luôn post lên các trang blog để mọi người cùng chiêm ngưỡng. Sự cố đã xảy ra với phó nhòm này vào mùa hè năm 2009 khi ban liên lạc cựu HSTCV  Tam Kỳ tổ chức cuộc thi hoa hậu Bikini U50 tại bờ biển Tỉnh Thủy Kỳ Anh : Tất cả các thí sinh đang sẵn sàng thì ống kính màn hình không bung, nhưng với kinh nghiệm nhà nghề lâu năm anh đã cho bung màn ảnh phụ bên dưới. Nếu để ý bạn sẽ thấy anh ta không dòm vào ống kính mà đôi mắt nhìn đâu đâu xa vời vợi !!!
Bị chú : Thực ra bức hình trên không phải là của Tony Thanh nhưng với kỷ thuật photoshop ( vừa mới học ) Bê Ta đã thay đổi khuôn mặt thật của chủ nhân bằng chân dung của Tony cho vui đấy. Chứ thật sự gã Tony này ăn mặc rất chỉnh chu và lịch lãm.

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

TÌNH GIÀ

Cho anh được sống giây phút đầu tiên...
                                          ...có em cạnh bên những giây cuối cùng
( Mã Phúc Ánh và Thùy Hương lúc về già ). Hình chỉ mang tính minh họa chứ về già thầy bói nói anh chị này rất giàu sang đi ô tô chứ không phải đi ghe, xuồng đâu nhé ! Đến lúc đó MPA không còn bể mánh và TH cũng hết cương rồi ! 


       
  Nỗi buồn Huỳnh Bá Công

  Hôm qua dự Sinh nhật của 3 bạn Tuấn, Ánh, Bảo quá vui, đến tận gần 11h đêm mới tàn cuộc. Ai nấy đều rất nhiệt tình trong không khí vui chung đó, duy chỉ có Bá Công là không vui, anh ta vừa uống xong mấy ly là tìm cho mình một vị trí lí tưởng để làm một giấc say sưa...

CẢM NHẬN

Trong bữa tiệc sinh nhật tối nay 24/7 của 3 chàng ngự lâm pháo thủ : Tuấn, Bảo, Ánh tại nhà hàng Làng nướng Nam Bộ Âu Cơ Tân Phú có sự hiện diện đông đủ của các thành viên trong hội nhưng đặc biệt là sự xuất hiện của Vũ Quốc Bảo đến từ Long Thành. Anh ta phải mất 3 tiếng đồng hồ để đến nơi dự tiệc, một nổ lực rất lớn với tất cả tấm chân tình của tình bạn. Nguyễn Văn Biên từ Xuyên Mộc cũng rất muốn tham gia nhưng đành cáo lỗi qua phone vì kẹt dự một đám cưới ở Tây nguyên. Không khí tiệc happybirthday của 3 chàng rất vui và thắm đượm tình bằng hữu. Tại đây TTTuấn đã báo cáo lại những hoạt động gần đây của hội trong đó có tuyên dương những đóng góp của  các thành viên về sự tương trợ các bạn Hạnh ( con thầy Tùng ) bị tai nạn và bạn Lê Quang Tuấn đang điều trị tại bệnh viện tâm thần Quãng Nam. Hay tin bạn Quỳnh Yến có nhờ Tuấn chuyển đến bạn LQTuấn với số tiền 200 ngàn đồng ngoài ra QYến còn vận động được bạn Thu Hương (USA) hổ trợ cho bạn Hạnh với số tiền 100 đô. Xin ghi  và cảm nhận tất cả tấm lòng vàng của mọi thành viên , " một miếng khi đói bằng một gói khi no ". Sự đóng góp của quý bạn dù nhiều hay ít là một sự động viên an ủi tinh thần cao đẹp nhất đáng được trân trọng. Thay mặt cho tất cả mọi thành viên của hội cựu HSTCV khóa 75-78 tại TPHCM  xin cảm ơn quý bạn.
                                                                 SG ngày 24/7/2012
                                                                             TTT

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

HOÀI NIỆM

Chắc hẳn trong cuộc đời người ai cũng có những hoài niệm khó quên, có thể một kỷ niệm vui hoặc buồn nhưng điều chắc chắn tất cả là những ký ức khó phai. Tôi nhớ mãi đó là năm 1970 lúc đó tôi tròn 10 tuổi, cái tuổi ngây thơ chửa phải dậy thì. Nhà tôi ở xóm chợ chiều nhưng thuộc Tứ Bàn thôn 4000 năm " lân- cẩu" một địa bàn có số má ở một thị trấn nhỏ bé Tam Kỳ. Tất cả những đứa chúng tôi ở khu vực này đều học ở trường Bàn Phước. Thời đó tuy là ở lứa tuổi chưa sạch cứt mũi nhưng đã xuất hiện những nhân vật tên tuổi như : Nghĩa Tân,Ái Phở, Cu Rân, Báng Tứ Bàn, Vinh tép v..v... Tất cả tụi nó đều là bạn học cùng lớp với tôi, duy có một thằng mà tôi rất ấn tượng đó là Kỳ Đông Thành nó con của một gia đình quý sờ tộc, cao-mắt bị sẹo, rất hiền nhưng đụng chuyện là chơi tới. Nhà nó sát bên nhà thằng cu Rân ở đường Duy Tân có thể nói một cách chính xác tụi nó là đôi láng giềng. Thằng cu Rân thì tôi quá hiểu vì nó ngồi cùng bàn và sát bên tôi, thằng Kỳ sẹo cao hơn nên được thầy xếp ngồi ở bàn sau. Một dạo lúc tan trường không hiểu vì lý do gì hai thằng Nghĩa Tân và Cu Rân lại oánh nhau ngay trước cổng , nếu nói về thực lực thằng Nghĩa Tân nó nhỉnh hơn vì nó là dân võ biền. Khi thằng cu Rân bị ghì xuống, một cái "bốp" vang lên đó là cú đó song phi cứu bạn của thằng Kỳ sẹo. Tôi thật sự bất ngờ và run sợ vì bản chất tôi là một thằng yếu đuối, nhưng bổng nhiên tôi khâm phục thằng Kỳ sẹo một cách kỳ lạ. Ở đây khoan bàn chuyện thắng thua nhưng cái điều tôi tâm đắc nhất đó là sự xuất hiện của thầy Nguyễn Đôn chỉ cần 3 cái nhéo tai làm cho cả 3 thằng phải một phen hú vía. Hôm sau khi vào lớp thầy cũng không nhắc lại chuyện củ, thầy chỉ dặn dò ngày mai có môn tập vẽ các em nhớ mang theo mỗi em một chiếc gương soi mặt. Hồi đó với một thằng học sinh lớp nhì (lớp 4 bây giờ) tôi hoàn toàn không hiểu ý thầy nhưng đành phải về nhà nhờ mẹ mua đúng ý . Hôm sau, đến giờ vẽ thầy bảo mỗi em hãy để chiếc gương trước mặt và  vẽ chân dung của chính mình. Nói thật tình không phải khoe khoang tôi có năng khiếu vẽ từ nhỏ nên được thầy cho điểm cao nhất lớp mặc dù tôi vẽ chẳng giống mình một chút nào, chỉ tội cho 3 thằng bạn của tôi có thể tụi nó bị khớp chẳng thằng nào vẽ ra hình ra dáng. Tội nhất là thằng Kỳ nó quên vẽ luôn cái sẹo dị biệt của mình, đến lúc cuối giờ thầy gọi 3 thằng lên bàn mà dạy : "Ba em là bạn của nhau phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Ngay cả bản thân mình mà tụi em cũng không vẽ được thì thử hỏi lúc đánh nhau sưng mặt, tím mày thì còn đâu mà nhận dạng đâu là bạn đâu là thù. Ngay cả em Kỳ vết thẹo hàng ngày mà em cũng không vẽ được thì thử hỏi vết thẹo mới ngày hôm qua đây sao em nhớ nỗi ". Nhưng không hiểu sao tôi vẫn thích nó, cái thằng Kỳ sẹo Đông Thành. Một hoài niệm khó quên !!!

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

BÓNG ĐÁ HIỆN ĐẠI


Thể dục thể thao
Sức khỏe dồi dào
Ta mau luyện tập
Nhảy cao nhảy thấp
Bóng đá điền kinh
Rèn luyện thân hình
Dẻo dai gân cốt
Xin đăng hình hot
Rồi nhậu- đá xong
Cầu thủ nước "trong"
Quãng Nam-Đà Nẵng

THƯ GIẢN CUỐI TUẦN

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

BIRTHDAYS IN JULY

Tháng 7 này hội cựu HSTCV tại TPHCM sẽ đón chào sinh nhật của 3 thành viên lần lượt là : 
- Trần Trọng Tuấn  14/7/1960
- Vũ Quốc Bảo        25/7/1960
- Mã Phúc Ánh       28/7/1960
Cả 3 đã thống nhất chọn ngày 24/7/2012 tổ chức sinh nhật chung và luôn tiện cả nhóm họp định kỳ tháng 7. Thời gian : Đúng 18h khai tiệc ( vì VQB còn phải về tận Long Thành )
              Địa điểm : Nhà hàng Làng nướng Nam Bộ Âu Cơ số 233A Âu Cơ P. Hòa Thạnh Q. Tân Phú
Nhân đây xin gởi tặng các bạn vài vần thơ "con cóc" cho vui : 

CHÚC MỪNG SINH NHẬT
XIN mong ngày tháng qua mau
CHÚC cho ba bạn, trước sau một lời
MỪNG ngày bạn mới chào đời
SINH ra vội đã cất lời oe oe...
NHẬT dương tỏa ấm tháng hè
ÁNH lên tia sáng vàng hoe diệu kỳ
BẢO ban mẹ khẻ thầm thì
  TUẤN tinh, tuấn tú khấn quỳ ơn trên
TỐT thân, đạt nết, người nên
ĐẸP lòng cha mẹ, đáp đền công lao
                       Bê-Ta   

Chán cái thằng ta

Bài viết bậy 5 :
Chán cái thằng ta - đạo đức giả
Quanh năm đạo mạo cứ như là...

Viết bậy 4 :
Trong đầm gì đẹp bằng sen

Huyền thoại Tấm

Bài viết bậy thứ 3 :
Nàng Tấm bước chân vào huyền thoại

Người về từ cổ tích


Bài viết bậy thứ 2 :
Gươm giáo tung hoành non sông nợ trả

Chuyện tình thiên vị

Mấy ngày nay vắng vẻ quá. Hu hu!
Không ai viết gì hết, vậy mình viết bậy đây.
Bài viết bậy thứ nhất :
Nếu sính lễ thuộc loài biển cả
Như cá voi chín mủi

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

   Các đồng môn của tôi mấy hôm nay đã có những bài viết về Bye Bye Bà Xã, thì hôm nay tôi cũng đăng một bài để chấm dứt đề tài em vợ , một mãng viết đã thu hút rất nhiều của mấy ngày trước. Đây không phải là  bài viết theo kiểu vui vui của các bạn mà đây là tiển biệt dành cho một người đã mãi mãi đi vào lòng đất lạnh. Bài viết nầy mình đã đọc trong lễ truy điệu của em vợ mình cách đây mấy ngày.Xin chia sẻ cùng các bạn.

                          LỜI TIỂN BIỆT

    Hôm nay chúng ta cùng về đây để khóc thương một người vừa mới thoát khỏi kiếp người để nghe lời mời gọi của Chúa mà về với chốn thiên đàng vĩnh phúc.
    Sinh tử là lẽ thường, nhưng trước sự mất mát lớn lao nầy chúng ta không khỏi ngậm ngùi , đau xót.
    Gần đây sức khỏe của Vy mỗi ngày một suy yếu, chúng tôi rất lo lắng và không khỏi linh cảm đến một kết cuộc tàn nhẩn. Đến hôm nay, mặc dầu tin buồn không đến đột ngột nhưng chúng ta vẫn cảm thấy bàng hoàng và hụt hẫng.
    Vy sinh năm Đinh mùi và ra đi ở tuổi 46, đó là một độ tuổi quá đẹp để con người có thể nhìn lại nửa quãng đường đã đi qua và sẽ cùng chồng con dìu nhau đi tiếp những tháng ngày còn lại ; ấy vậy mà căn bệnh hiểm ác kia đã mang Vy đi trong sự giành giựt của những người thân trong gia đình. Vy ra đi khi để lại hai đứa con chưa đủ khôn lớn để tự mình lo liệu cho một tương lai; khi cha mẹ đang ở tuổi xế chiều rất cần một bàn tay phụng dưỡng; khi người thân và bạn bè gần xa muốn cùng Vy chia sẻ những niềm vui hay nổi buồn trong cuộc đời nầy.
      Nói như LM Nguyễn tấn Khóa khi đến viếng Vy sau lúc tẩm liệm : "Chúa đã mang đi rồi một đóa hoa đẹp " thật vậy Vy luôn là đóa hoa đẹp chỉ biết cười và biết chia sẻ, đúng như tên gọi Tường Vy của nó.
      Trước giờ tử biệt đớn đau nầy, chúng ta cùng cầu nguyện cho linh hồn Vy sớm về nơi nước Chúa
      Lát nữa đây Vy sẽ nằm yên trong lòng đất lạnh, thân xác sẽ tiêu hao thành tro bụi nhưng hình bóng, tình thương và đức hạnh của Vy sẽ mãi là cái gì đó rất tươi đẹp và thanh cao. Hương linh Vy sẽ thanh thoát cùng gió núi mây ngàn vì Vy đã trọn vẹn một đời sống đẹp với gia đình , người thân và cộng đồng.
      Ra đi vào cõi vĩnh hằng, Vy để lại cho chúng ta một trời thương nhớ và luyến tiếc.
      Xin đốt nén hương lòng cầu nguyện cho Vy ra đi thanh thản.
      Mãi mãi và mãi mãi thanh thản trong cõi vĩnh hằng.
                            Vĩnh biệt em, Nguyễn thị Tường Vy.


                                                                Tam kỳ, tháng Bảy năm 2012